THÁI DOÃN HIỂU
Với một tay nghề già dặn, thơ Hoàng Trần Cương là thứ phù sa kết đọng mang nét tổng kết cuộc đời sau những năm tháng vật lộn gian nan. Như một tấm gương lồi, nhà thơ đã phản ánh được những vấn đề chân thật và bản chất nhất có tính đặc thù của thời đại ta đang sống. Soi vào dòng thơ Hoàng Trần Cương ta thấy bóng dáng mình thấp thoáng nổi chìm. Nhà thơ đã cảnh báo: sống đâu phải dễ, phải kiên cường lắm mới mong sống sót ở đời.
Trầm tích và tập thơ Quà tặng của của thế kỷ của Hoàng Trần Cương là những thi phẩm có giá trị được kết tinh bằng máu huyết của một thi nhân tạo nên khí cốt tầm vóc thi bá. Văn học ViệtNam hiện đại ghi thêm một tên tuổi mới sáng giá về trường ca :Hoàng Trần Cương! Trầm tích là bản trường ca về cuộc sống, bài ca về số phận con người mang ý nghĩa nhân văn bởi nó đã khêu gợi và truyền lửa cho ta hành động. Thơ Hoàng Trần Cương là quyển cách trí, là sách học làm người bằng thơ hướng cho con người một thế đi, dáng đứng.
Với một tay nghề già dặn, thơ Hoàng Trần Cương là thứ phù sa kết đọng mang nét tổng kết cuộc đời sau những năm tháng vật lộn gian nan. Như một tấm gương lồi, nhà thơ đã phản ánh được những vấn đề chân thật và bản chất nhất có tính đặc thù của thời đại ta đang sống. Soi vào dòng thơ Hoàng Trần Cương ta thấy bóng dáng mình thấp thoáng nổi chìm. Nhà thơ đã cảnh báo: sống đâu phải dễ, phải kiên cường lắm mới mong sống sót ở đời.
Trầm tích và tập thơ Quà tặng của của thế kỷ của Hoàng Trần Cương là những thi phẩm có giá trị được kết tinh bằng máu huyết của một thi nhân tạo nên khí cốt tầm vóc thi bá. Văn học Việt
Sau chiến tranh thơ ta đang có xu hướng khai thác đời tư và những mảnh đời vụn vặt, nhàn tản thì Hoàng Trần Cương đã dám xông thẳng vào những vấn đề thế sự gai góc nóng bỏng của xã hội hôm qua và hôm nay để hướng tới ngày mai tươi sáng với cái nhìn sắc bén, tổng lực cất lên tiếng nói mạnh bạo có trọng lượng, đầy ma lực nghệ thuật. Trầm tích là thiên trường ca có lẽ là hay nhất trong các trường ca hay của nửa cuối thế kỷ XX đầy giông bão, máu lửa.
#
Hoàng Trần Cương (*) có hai câu thơ đọc rất thú:
Cho lưng trời nắng thất thanh
Để hoàng hôn mải loanh quanh với chiều
(Hoàng hôn xanh)
Có lẽ thơ Hoàng Trần Cương hấp dẫn bạn đọc bắt đầu từ chỗ này đây: mật độ những câu thơ hay như vậy cứ mọc lên dày đặc trong thi phẩm của anh. Ta có thể nhặt thêm:
Anh gạt mù sa ra vớt nắng
Vô tình trăng nhú đầu tay
(Đêm Tây Nguyên)
Tháng Năm chín tháng Mười vàng
Em như gạo tám bàng hoàng rượu tăm
(Đá dăm)
Trái tim nói bằng lời của mắt
Đêm âm thầm vùi nắng vào trăng
(Trái tim đêm)
Gió tha mưa ướt đẫm phố phường
Nắng láu táu đưa mùa hè đến sớm
Mùa thu đành lãng đãng theo sương
(Cảm)
Có phải trái tim nằm lệch một bên
Nên thương nhớ thường nghiêng về một phía?
(Nhớ từ biển)
Gió bỗng rộm vàng thơm mùi nắng
Mây trắng tuôn về loãng hoàng hôn
(Hơi ấm ban ngày)
Mỗi ban mai cỏ lại xanh ngơ ngác
(Chân dung)
Tháng năm vèo qua rát cả ráng chiều
(Hoàng hôn màu gấc)
Trăng đầu tháng đỏ ngầu
Như cái bã trầu ai nhè ngang đỉnh núi
(Thóc giống - Trầm tích)
Tiếng ve rẽ cơn mưa đưa nắng vào hè
(Những viên đá lẻ - Trầm tích)
Không dụ nổi cơn mưa
Cho buổi chiều bớt cạn
(Nỗi nhớ ngày thường)
Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Chuốt ruột mình thành giải lụa sông Lam
(Miền Trung - Trầm Tích)
Quả là không có một vật nào trong trời đất là không chứa sẵn thơ khi người thơ biết mở mắt xanh ra với nó.
Còn bài hay? Cũng khá nhiều. Ta có thể nếm chất thơ nguyên chất trong Cảm, Hơi ấm ban ngày, Vô tình, chất ký họa gọn sắc trong Đêm Tây Nguyên, Làng; bút pháp dịu ngọt kiệm lời trong Trái tim đêm, đậm đà chất dân dã trong Đá dăm, Hoàng hôn xanh, những tiểu kết sắc gọn ở Dấu vết tháng ngày, chất biểu tượng trong Núi, cách lập tứ vững chãi trong Cầu ao, Miền Trung...
*
Cho lưng trời nắng thất thanh
Để hoàng hôn mải loanh quanh với chiều
(Hoàng hôn xanh)
Có lẽ thơ Hoàng Trần Cương hấp dẫn bạn đọc bắt đầu từ chỗ này đây: mật độ những câu thơ hay như vậy cứ mọc lên dày đặc trong thi phẩm của anh. Ta có thể nhặt thêm:
Anh gạt mù sa ra vớt nắng
Vô tình trăng nhú đầu tay
(Đêm Tây Nguyên)
Tháng Năm chín tháng Mười vàng
Em như gạo tám bàng hoàng rượu tăm
(Đá dăm)
Trái tim nói bằng lời của mắt
Đêm âm thầm vùi nắng vào trăng
(Trái tim đêm)
Gió tha mưa ướt đẫm phố phường
Nắng láu táu đưa mùa hè đến sớm
Mùa thu đành lãng đãng theo sương
(Cảm)
Có phải trái tim nằm lệch một bên
Nên thương nhớ thường nghiêng về một phía?
(Nhớ từ biển)
Gió bỗng rộm vàng thơm mùi nắng
Mây trắng tuôn về loãng hoàng hôn
(Hơi ấm ban ngày)
Mỗi ban mai cỏ lại xanh ngơ ngác
(Chân dung)
Tháng năm vèo qua rát cả ráng chiều
(Hoàng hôn màu gấc)
Trăng đầu tháng đỏ ngầu
Như cái bã trầu ai nhè ngang đỉnh núi
(Thóc giống - Trầm tích)
Tiếng ve rẽ cơn mưa đưa nắng vào hè
(Những viên đá lẻ - Trầm tích)
Không dụ nổi cơn mưa
Cho buổi chiều bớt cạn
(Nỗi nhớ ngày thường)
Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Chuốt ruột mình thành giải lụa sông Lam
(Miền Trung - Trầm Tích)
Quả là không có một vật nào trong trời đất là không chứa sẵn thơ khi người thơ biết mở mắt xanh ra với nó.
Còn bài hay? Cũng khá nhiều. Ta có thể nếm chất thơ nguyên chất trong Cảm, Hơi ấm ban ngày, Vô tình, chất ký họa gọn sắc trong Đêm Tây Nguyên, Làng; bút pháp dịu ngọt kiệm lời trong Trái tim đêm, đậm đà chất dân dã trong Đá dăm, Hoàng hôn xanh, những tiểu kết sắc gọn ở Dấu vết tháng ngày, chất biểu tượng trong Núi, cách lập tứ vững chãi trong Cầu ao, Miền Trung...
*
Là người lính, Hoàng Trần Cương đã lặn lội trong máu lửa khắp các chiến trường vì lẽ tồn vong của Tổ quốc để kiếm tìm lẽ sống làm hành trang cho đời. Khi kết thúc chiến tranh, trở về làng quê yêu dấu nơi trái tim anh thường trực cư trú thì bỗng tìm ra được nó. Vây giữa yêu thương tổ ấm gia đình - mầm mống của tình yêu tổ quốc và các nhân đức xã hội khác, mang một tâm hồn cao cả, Hoàng Trần Cương đã xem quê hương là tất cả và trên hết. Anh đã bạc đầu trước những thăng trầm biến đổi của quê hương.
Nơi nguyện ước tổ tiên về trên mỗi trang gia phả
Nơi những vật thiêng vùi mình trong đất đá
Nơi những câu ca không nhám bụi tháng ngày
Giọt nước nào cũng háo hức biển khơi
Giọt nước nào cũng lao xao tiếng vọng
Tôi lớn lên giữa ngày trong tháng đục
Cùng dòng sông mắc nợ phù sa
(Cật tre - Trầm tích)
Hoàng Trần Cương yêu quê đến oặn lòng mới có cái nhìn đằm thắm, tinh tường:
Lặng lẽ phù sa trôi giữa đôi bờ co thắt
Hạt bụi nào làm nhặm bóng tháng năm?
(Đất)
với cảm nhận khám phá, từng trải:
Nơi nguyện ước tổ tiên về trên mỗi trang gia phả
Nơi những vật thiêng vùi mình trong đất đá
Nơi những câu ca không nhám bụi tháng ngày
Giọt nước nào cũng háo hức biển khơi
Giọt nước nào cũng lao xao tiếng vọng
Tôi lớn lên giữa ngày trong tháng đục
Cùng dòng sông mắc nợ phù sa
(Cật tre - Trầm tích)
Hoàng Trần Cương yêu quê đến oặn lòng mới có cái nhìn đằm thắm, tinh tường:
Lặng lẽ phù sa trôi giữa đôi bờ co thắt
Hạt bụi nào làm nhặm bóng tháng năm?
(Đất)
với cảm nhận khám phá, từng trải:
Hình như sông cũng nằm mơ
Nửa đêm sóng cười trắng xóa
Hình như bến bờ đau đẻ
Khuya khoắt đất vật ùm ùm.
(Trầm tích)
Nửa đêm sóng cười trắng xóa
Hình như bến bờ đau đẻ
Khuya khoắt đất vật ùm ùm.
(Trầm tích)
Cả cái vất vưởng của kẻ thiếu cố hương:
· Xa nhà đến cả gió
Cũng lần hồi lang thang
(Bóng cỏ)
Cũng lần hồi lang thang
(Bóng cỏ)
Và với cái nhìn gân guốc bằng cặp mắt nông dân:
· Hôm nắng nỏ thì trời không thả gió
Bữa mưa giầm bão lại xổng vào đêm
(Gió)
Chính quê nhà – nơi đất cằn sỏi đá, nhà tranh vách đất, con người lam lũ nhếch nhác, hoang tàn vì bom đạn, quặn thắt bởi khúc ruột miền Trung bỏng rát gió Lào với mưa nắng thất thường đã đứng lên làm những cuộc cách mạng long trời trong chiến tranh giữ nước bi hùng và vật lộn gian nan với thiên tai để tạo dựng cuộc sống mới. Chính quê hương ấy đã rèn đúc nên một Hoàng Trần Cương - nhà thơ chiến sĩ với những cảm nhận run rẩy tinh tế từ trong bộn bề kỷ niệm:
Lại về với con
Cái nhớ chẳng chịu già
Thanh thản đồng quê mùa gặt hái
Rơm vàng đơm nắng trên đê
Rơm vàng nhảy lò cò với cỏ
Rơm vàng nguýt lườm lũ nhỏ
Cơm mới nức thơm cười trắng vung nồi
Lại về với con mùa tằm ăn rỗi
Nong kén vàng rủ nắng vào đêm
Tiếng xa quay ươm tơ vào giấc ngủ
Tiếng bãi dâu rũ nước đợi trăng ngần.
(Hoàng hôn màu cỏ - Trầm tích)
Quê nhà, nơi có chuyện cổ tích của bà, những lời dặn dò của mẹ, lời răn của cha, có cây đa bến nước, con đò, dòng Lam xanh, những mái tranh nghèo, vườn cau, “chum tương, chĩnh cà, vại nhút”, có ngôi chùa cổ “một thời ông bụt cũng bỏ làng đi hành khất”, có gốc gạo thiêng làm trai gái làng sờ sợ khi qua đó, có quỷ Cố Bợ ranh mãnh, có lúa khoai, có bãi ngô non, có chiều tà, hoàng hôn xanh, có vầng trăng khuyết, cỏ. Mảnh đất đó có những người nông dân củ mi cù mì “Thường mượn khói thuốc lào chườm nỗi xót xa”, họ yêu ghét rạch ròi kiên định, họ làm lụng đồng áng một nắng hai sương “Trầm mình trong đói khổ - vẫn thả hồn gió bay” Đó là nơi ấp ủ tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn cưu mang đùm bọc lẫn nhau... Ôi cái làng Đặng cố hương ốc đảo xanh tươi, có đập Ba Ra tung nước cười trắng xóa ban ngày và rì rầm tâm sự cùng ai đó thâu đêm.
Con không tin mảnh đất này rụi rọ
Ai đi ra cũng chẳng muốn quay về
Có một mảnh đời con trong đống rác
Xin mẹ cho con bới tìm
(Đá đỏ - Trầm tích)
Bữa mưa giầm bão lại xổng vào đêm
(Gió)
Chính quê nhà – nơi đất cằn sỏi đá, nhà tranh vách đất, con người lam lũ nhếch nhác, hoang tàn vì bom đạn, quặn thắt bởi khúc ruột miền Trung bỏng rát gió Lào với mưa nắng thất thường đã đứng lên làm những cuộc cách mạng long trời trong chiến tranh giữ nước bi hùng và vật lộn gian nan với thiên tai để tạo dựng cuộc sống mới. Chính quê hương ấy đã rèn đúc nên một Hoàng Trần Cương - nhà thơ chiến sĩ với những cảm nhận run rẩy tinh tế từ trong bộn bề kỷ niệm:
Lại về với con
Cái nhớ chẳng chịu già
Thanh thản đồng quê mùa gặt hái
Rơm vàng đơm nắng trên đê
Rơm vàng nhảy lò cò với cỏ
Rơm vàng nguýt lườm lũ nhỏ
Cơm mới nức thơm cười trắng vung nồi
Lại về với con mùa tằm ăn rỗi
Nong kén vàng rủ nắng vào đêm
Tiếng xa quay ươm tơ vào giấc ngủ
Tiếng bãi dâu rũ nước đợi trăng ngần.
(Hoàng hôn màu cỏ - Trầm tích)
Quê nhà, nơi có chuyện cổ tích của bà, những lời dặn dò của mẹ, lời răn của cha, có cây đa bến nước, con đò, dòng Lam xanh, những mái tranh nghèo, vườn cau, “chum tương, chĩnh cà, vại nhút”, có ngôi chùa cổ “một thời ông bụt cũng bỏ làng đi hành khất”, có gốc gạo thiêng làm trai gái làng sờ sợ khi qua đó, có quỷ Cố Bợ ranh mãnh, có lúa khoai, có bãi ngô non, có chiều tà, hoàng hôn xanh, có vầng trăng khuyết, cỏ. Mảnh đất đó có những người nông dân củ mi cù mì “Thường mượn khói thuốc lào chườm nỗi xót xa”, họ yêu ghét rạch ròi kiên định, họ làm lụng đồng áng một nắng hai sương “Trầm mình trong đói khổ - vẫn thả hồn gió bay” Đó là nơi ấp ủ tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn cưu mang đùm bọc lẫn nhau... Ôi cái làng Đặng cố hương ốc đảo xanh tươi, có đập Ba Ra tung nước cười trắng xóa ban ngày và rì rầm tâm sự cùng ai đó thâu đêm.
Con không tin mảnh đất này rụi rọ
Ai đi ra cũng chẳng muốn quay về
Có một mảnh đời con trong đống rác
Xin mẹ cho con bới tìm
(Đá đỏ - Trầm tích)
Tìm gì ? Hoàng Trần Cương toàn tìm được vàng ròng, tìm được thơ đích thực.
Cái làng nhỏ quê anh - một chấm xanh bé xíu thao thức bên trời trên bản đồ nước Việt. Nơi anh vừa mở mắt chào đời “gió Lào mặc cho tôi chiếc áo màu nâu”, rồi liền quẳng anh trụi trần vào lam lũ “đói khát chen nhau gầy rạc lời ru - Nuốt lống ngày vui có giấc mơ năm ngoái”, đời sống cơ cực đến nỗi “Đắng cay lắng vào trái ớt lúc còn xanh”; nơi thiên nhiên thật khắc nghiệt “chiều quê ráng nhuộm màu nước lũ - Mưa xói đỉnh đầu - Nước chảy đứt đuôi rắn”; nơi đó có “Tiếng học bài nóng ran xóm nhỏ - Tiếng gọi đò méo cả bến sông”; nơi có cảnh dời làng hãi hùng xóa nát cả cảnh quan làng xã được vun đắp từ bao đời “Thôn dưới làng trên nhà cửa tuột trần - Xua nhau lên núi”; nơi “Nắng ho gà nên chiều tà đến tội’; nơi “Gió quên lượm giọt mồ hôi để da tóc mẹ mồi”; nơi “xanh nghiêng đêm - thắm lệch ngày”; nơi “Tiếng mõ trâu chùng cả dáng chiều”; nơi “ngửa mặt vấp ngày - Mở mắt vấp đêm”; nơi “Ngày lủi vào tiếng cuốc thất thanh”; nơi “Cơn đói hé mắt nhìn qua lớp da nhăn - Lùa cả niềm vui rụng quăn đuôi tóc”; nơi có cảnh “Trời tròn thế mà nắng chiều lặc đói”; nơi “mưa quây khú cả nắng vàng”; nơi có cảnh địa ngục đào đá đỏ "Người đội lốt ma - ma lột thành người"; nơi "bạc mặt vì quê hương", nơi "giấu nghèo như giấu nhục"; nơi “Ròng rong mùa chinh chiến - Bờ tre còm rướn sức trổ mầm non”; nơi “Giật mình súng đã tràn tay - Bàng hoàng biết tuổi thơ không về nữa”; nơi để nghĩ về “Những nấm mộ quặn rừng già hoang dại”; nơi “Quá khứ ngủ vùi trong đất’; nơi “Những khát vọng niêm phong vào trầm tích”; nơi “Thế kỷ này vẫn lắm quỷ nhiều ma”, nên đời sống người dân còn cay cực “Khuôn mặt nào cũng ngơ ngác đăm chiêu - Mấy đồng lương vá làm sao kín tháng”; cho đến cả thị thành cũng “Phố dài tái nhợt lo âu... Chua cả hè đường sấu rụng”; nơi “Nỗi đau là khoảng tối xăm vào ánh sáng’; nơi để lắng lòng tưởng niệm đồng đội đã hy sinh “Đất Quảng Trị ghì vào mình những chùm thơ chưa kịp hái - Những nỗi niềm đang ráo riết xanh”; nơi “Những buồn vui không giới hạn kiếp người”...
Sự thật duy nhất nhói lòng chứa trong Trầm tích là nỗi khổ đau và niềm tự hào của nhà thơ về con người và đất quê hương. Hoàng Trần Cương không vội vã giở qua cuốn sách đời, anh khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ. Hoàng Trần Cương nung nấu nghiền ngẫm từng câu thơ từng đoạn thơ, thuộc nằm lòng, sửa tới sửa lui, cày nát trên cánh đồng thơ, gieo vãi thật nhọc nhằn, hào sảng và chua chát đến hàng chục năm trời “Đến câu hát cũng hai lần sàng lại – Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm”. Anh thích rèn dũa tâm hồn mình hơn là trang trí nó.
Tác giả đã ghi lại được một chuyện tìn éo le sau chiến tranh thật buốt:
· Có người lính mãn thời trai trẻ
Người yêu
giờ đã lấy chồng
Con búp bê mở mắt tròn xoe
Suốt ngày khóc trên tay con của người yêu cũ.
Người yêu
giờ đã lấy chồng
Con búp bê mở mắt tròn xoe
Suốt ngày khóc trên tay con của người yêu cũ.
Nhà thơ phô, phô đến kiệt cùng nỗi khốn đốn đói nghèo:
· Đất vắt kiệt mình nước mọng múi chanh
Dằng đặc làng quê thưa thắt
Chỏng chơ nồi cơm ngày đói khát
Tảng cháy cạy đi rồi
Còn hằn vết móng tay
cày lên
Sưng cả đáy nồi
Dằng đặc làng quê thưa thắt
Chỏng chơ nồi cơm ngày đói khát
Tảng cháy cạy đi rồi
Còn hằn vết móng tay
cày lên
Sưng cả đáy nồi
Anh đắng lòng tìm lại những trang sử đầy máu và lửa, nhằm cảnh tỉnh cuộc sống:
· Cạnh đá sắc còn nguyên vết chém
Nghèo khó cắn xé nhau
Con đi qua những địa tầng mưng máu
Gặp những hình nhân rỗng tim
Gặp những vương triều xô nghiêng chính sử
Bây giờ hoai rữa hư không
Nghèo khó cắn xé nhau
Con đi qua những địa tầng mưng máu
Gặp những hình nhân rỗng tim
Gặp những vương triều xô nghiêng chính sử
Bây giờ hoai rữa hư không
Hoàng Trần Cương có những suy nghĩ rất riêng tư chín đằm, trăn trở:
· Mỗi ngày tôi để lại
Vài giọt nắng trong mắt người thương nhớ
Giọt mồ hôi rơi cuối buổi chiều
Sợi tóc bạc hai đứa nhìn tiếc nuối
Đôi nét buồn thổi lạnh mặt người yêu.
Vài giọt nắng trong mắt người thương nhớ
Giọt mồ hôi rơi cuối buổi chiều
Sợi tóc bạc hai đứa nhìn tiếc nuối
Đôi nét buồn thổi lạnh mặt người yêu.
· …Mỗi ngày tôi để lại một vạt lo toan một niềm khắc khoải
Nơi lưỡi cày vừa mới đi qua
Chiều đứng lặng nghe tiếng người cuối bãi
Trăng lại treo lơ lửng trước hiên nhà.
Nơi lưỡi cày vừa mới đi qua
Chiều đứng lặng nghe tiếng người cuối bãi
Trăng lại treo lơ lửng trước hiên nhà.
(Dấu vết tháng ngày)
Mặc dù khuôn mặt lính còn hốc hác, thi sĩ của chúng ta vẫn cứ luôn đắm đuối nỗi yêu đương luôn trỗi dậy giữa đời thường:
Chiều tươi màu áo người qua phốThoáng dáng em về thơm lá non
(Chiều xanh)
Thường thì niềm vui lớn, nỗi khổ đau lớn đều câm lặng, ít cất thành lời. Hoàng Trần Cương đã tận tâm giải tỏa nỗi ưu phiền của mình cũng chính là để hóa giải những ưu phiền của đồng loại. Không có những than phiền vặt vãnh, nỗi khổ đau chất chứa lâu ngày phải bật lên thành tiếng.
Còn tiếp >>
0 nhận xét