"Tôi trước tác là để phổ biến tâm thuật chứ không phải để kiếm danh lợi." THÁI DOÃN HIỂU

TẠ LỖI CỐ NHÂN

Người đăng: THÁI DOÃN HIỂU Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

TẠ LỖI CỐ NHÂN

                       Ai cũng có một thời để yêu để nhớ
                       Ai cũng có những phút giây ngoài vợ ngoài chồng
                                                                         THUẬN HỮU




Anh giồng hoa hường thắm
Tưởng niệm mối tình câm
Ơi mùi hương day dứt
Gọi ta về cõi em.
*
Thời trẻ
Anh rất sợ các nàng làm hỏng mất sự nghiệp của mình
Nên trước cái ào ạt đắm say của sóng nghiền bờ đá
Anh đã phải vọt lên để khỏi chết chìm trong lòng biển thẳm của em.

Từ đó, ta lạc mất nhau
Em đi lấy chồng cho xong thân thế
Anh độc hành kiếm cái… hư vô !


Ba mươi năm sau
Khi trên giấy anh đã xây được đền đài văn hóa
Ngoảnh lại thì em đã cách xa
Thương lắm lạc loài cánh hoa
Lênh đênh trôi dạt bến nào
Ơi nàng tiên nhỏ
Phía hoàng hôn cứ rực lên.

Đến cố đô tìm lại cố nhân
Vượt qua Đập Đá anh tìm
Vỹ Dạ xanh xanh tre trúc
Mơ màng thấp thoáng mặt ai


Mối yêu đến giờ đã cạn
Lửa tình nồng đượm đêm sâu
Bao năm sống bằng tâm tưởng
Gặp rồi thật sự mất nhau !


Em chính là một thiên thạch
Xẹt qua bầu trời đời anh
Gửi lại hằng hà mảnh vỡ
Lả tả rơi hoài rỗ mặt thời gian.

Huế, 13-8-1995
THÁI DOÃN HIỂU
(Nguồn : Tuyển tập 700 năm thơ Huế, H.Thuận Hóa 2007)





LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN MINH TỰ:

Một cô nữ sinh trung học 17 tuổi, xinh đẹp, nết na con nhà nề nếp đem lòng yêu say đắm, cuống quýt thầy giáo dạy văn học tài hoa của mình. Anh giáo 20 tuổi, bạch diện thư sinh, mới ra trường, sự nghiệp đang nung nấu ấp ủ chưa ra cơm cháo gì, nếu bập vào yêu đương quá sớm thì nguy mất. Anh giáo trẻ hoảng sợ, tìm mọi cách lẩn tránh. Thành thử, tội nghiệp cô bé chỉ còn biết lủi thủi yêu đơn phương, chẳng được đáp đền. Vừa may, chiến tranh xẩy ra, chàng trai tình nguyện ra trận, cũng là cách chạy trốn khỏi cuộc tình. Anh lăn lộn khắp các các tuyến lửa ác liệt, trở thành phóng viên chiến trường. Còn nàng thì bẽ bàng vùi mối hận thất tình vào đèn sách, học hành rất giỏi. Ba mươi năm sau, anh chủ động đến cố đô Huế tìm gặp lại người tình đầu khi cả hai đã luống tuổi và có gia thất riêng. Nàng đã thành một giáo sư đại học, còn chàng từ một giáo khổ trường làng đã thành một học giả danh tiếng.

Chuyện thật đáng khóc hay nên cười đây ?
Vĩ thanh cho một cuộc tình thật là buồn phải không các bạn ? Ai cũng chậc lưỡi: đáng tiếc. Trong nỗi buồn thấm này, có cái gì đó thật lớn lao cao thượng, phải không ? Giá như… giá như hồi đó, hai người ấy lấy nhau thì sự thể sẽ ra sao nhỉ ? Ừ thì, họ sẽ có con, con đàn cháu đống lũ lượt ra đời “bao dự định sa lầy trong đống tã” (Lê Đạt), chứ còn trăng sao gì nữa ! Và, xin thưa, nếu không có trắc trở ấy làm nên chuyện, chắc chắn sẽ không bao giờ ra đời bài thơ hay này Tạ lỗi cố nhân.

Trong đời mỗi người, thời thanh xuân tươi đẹp có nhiều rung động và nhiều hoài bão, trong đó nổi bật tình yêu và sự nghiệp. Ai nặng về tình yêu thì sự nghiệp bị hạn chế. Sự nghiệp không thành đạt, tình yêu đôi phần ít toại nguyện. Ai sáng suốt hơn, tập trung xây dựng sự nghiệp trước, tình yêu sẽ tự khắc đến sau. Sự nghiệp thành đạt thường kéo theo tình yêu cũng mỹ mạn. Người con trai trong bài thơ đã chọn con đường thứ hai.
Anh chàng có lý trí rất tỉnh táo “Thời trẻ, anh rất sợ các nàng làm hỏng mất sự nghiệp của mình”, rất sáng suốt trong việc lựa chọn tình yêu và sự nghiệp “trước cái ào ạt đắm say của sóng nghiền bờ đá – Anh đã phải vọt lên để khỏi chết chìm trong lòng biển thẳm của em”. Lý trí thật vững vàng, kiên định, không buông xuôi, sa ngã vào cạm bẫy do tình yêu giăng lưới. Lo “xây dựng đền đài văn hóa” và cả những éo le giun giủi trong chiến tranh nữa đến nỗi để “lạc mất nhau”. Lạc có ý thức. Tình yêu đã vuột khỏi tầm tay. Và rồi, những tin đồn thổi thất thiệt về sự mất mát bởi bom đạn đã làm cho tình yêu của hai người rẽ ra hai lối.

Mối yêu đầu là mối tình đẹp nhất “cái thở ban đầu lưu luyến ấy - nghìn năm chưa dễ mấy ai quên”. Trong lửa đạn tơi bời của chiến tranh, giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, anh vẫn không nguôi ngoai quên mối tình đầu của mình, buồn lo đến day dứt “Thương lắm lạc loài cánh hoa – Lênh đênh trôi dạt bến nào”. Sợi nhớ sợi thương của anh gửi vào mỗi hoàng hôn theo cách rất riêng “Ơi nàng tiên nhỏ - Phía hoàng hôn cứ rực lên”. Thật tuyệt, hình tượng tươi nguyên cứ nổi lên, cựa quậy.

Cái cách đi tìm cố nhân của anh cũng thật kỳ công, nào từ ngàn dặm xa tới cố đô, nào sồi sụt vượt qua Đập Đá “Vỹ Dạ xanh xanh tre trúc”. Đến đây thì trái tim anh thật sự rung động, hồi hộp “mơ màng thấp thoáng mặt ai”. Mặt ai vậy ? Mặt người yêu thời thiếu nữ hay gương mặt chữ điền của cô gái Huế trong thơ Hàn Mặc Tử ? Có lẽ là cả hai. Chắc rằng miệt vườn Vỹ Dạ xứ Huế thơ đã ăn sâu vào lòng người một ấn tượng sâu đậm. Anh mang cái tâm trạng Hàn Mặc Tử “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh – Ai biết tình ai có đượm đà?”. Thật là phấp phỏng cái phút giây huyền diệu sắp gặp lại cố nhân. Người đó sẽ ra sao, trẻ trung hay già nua ? Còn nhan sắc hay xấu xí ? Vồn vã hay lạnh nhạt ? Còn sót lại chút tình nào hay giận hờn ?... Sau những phút giây bàng hoàng, ngỡ ngàng, mừng mừng tủi tủi, nàng thổ lộ với anh “Bao năm sống bằng tâm tưởng - Gặp rồi thật sự mất nhau”. Người đọc như lịm đi. Sự bất hạnh bóp nghẹt trái tim cả hai người. Hoàn toàn vỡ mộng. Thực tế vỡ òa một sự thật phũ phàng, thế mà bao năm cứ luôn nuôi hy vọng trong đợi chờ. Bây giờ, cuộc sống đã an bài cả anh lẫn chị người nào cũng có vợ chồng, con cái riêng đùm đề sung mạn.

Vâng, “Ai cũng có một thời để yêu để nhớ - Ai cũng có những phút giây ngoài vợ ngoài chồng”. Sự biện minh có lý, dễ chấp nhận bởi điều đó hầu như đúng cho tất cả mọi người. Nhà thơ đã phát lộ những phút giây ngoài vợ ngoài chồng khá độc đáo, tế nhị và thầm kín.
Em chính là một thiên thạch
Xẹt qua bầu trời đời anh
Gửi lại hằng hà mảnh vỡ
Lả tả rơi hoài rỗ mặt thời gian.

Không có sự đánh bóng câu chữ mà tái tạo nên cả một hình tượng sắc nét có tầm vóc vũ trụ, tôn vinh một Con Người, trân trọng một tình yêu bại trận. Trong lóe sáng của lương tri đã làm nên thiên tình sử nghẹn ngùng từ tình yêu biến thành tình bạn.

Người đàn ông nhận thấy mình có thiếu sót, ân hận vì mình mà người lâm vào khốn đốn, lấy chồng vì nghĩa vụ “cho xong thân thế” nên đi tìm bạn tình để tạ lỗi. Tạ lỗi chứ không phải là xin lỗi, cố nhân chứ không phải là người cũ. Từ Hán Việt ở đây dùng thật đúng chỗ, rất trang trọng và chuẩn xác. Tạ lỗi cố nhân khác xa với xin lỗi người xưa. Có lỗi thì xin, thật sòng phẳng và đàng hoàng, rõ là cốt cách tu mi của thằng đàn ông trọng tín nghĩa.

Bài thơ Tạ lỗi cố nhân là một truyện ngắn có cấu trúc hiện đại, hoàn chỉnh. Mạch truyện bắt đầu được triển khai từ giây phút người đàn ông đặt chân lên Vỹ Dạ, từ đó hồi ức ngược lên, rồi chảy xuôi về thực tại. Quá khứ, hiện tại, tương lai đồng hiện đan xen nhau.Yếu tố tự sự và trữ tình hoà quyện vào nhau trong một thể thống nhất. Diễn biến tình cảm, tư tưởng khá chặt chẽ và logich. Hình tượng sống động, truyền cảm, được tạo nên bởi ngôn từ giản dị, chính xác đầy linh hồn. Tạ lỗi cố nhân là bài thơ hay, đọc một lần mấy ai quên. Mong rằng lớp trẻ hiện nay cần đọc nó để thấy mục đích cuộc sống thực là gì, bớt đi cách sống thực dụng vội vàng trong tình yêu buông thả. Hãy luôn nhớ : đời người có tam đại sự (ba việc lớn) và phải tuân theo đúng thứ tự này: nghề nghiệp, xây nhà, lấy vợ (chồng). Nếu thực hiện sai vị trí thì giống như các nhà kinh tế nước ta thời “giá - lương - tiền” làm trật thành “tiền- lương - giá” nên tùng phèo lộn con toán bán cả con trâu.

Ghi thêm : Bình xong bài thơ này, tôi có hỏi chuyện chị HOÀNG LIÊN – phu nhân của nhà thơ, nhà nghiên cứu & phê bình văn học Thái Doãn Hiểu.

- Thưa chị, với bài Tạ lỗi cố nhân, chị có ghen không ?
- Không ! Chị trả lời ráo hoảnh. Trong tình cảm, anh ấy là người phân minh rạch ròi. Vợ ra vợ, mà người tình ra người tình, rất trong sáng quân tử. Anh ấy đã viết cho tôi cả một tập thơ với những lời đắm đuối nồng nàn. Bài thơ Tạ lỗi cố nhân, quả là hay, rất hay, nghe mãi không chán. Tôi sẵn sàng đánh đổi cả tập của riêng tôi để chỉ lấy bài thơ nhỏ ấy thôi. Từ quý thơ đến trọng người, tôi đã tìm đến chị ấy kết giao và chơi thân như bạn bè thân mến mấy chục năm nay. Anh bảo tôi có ghen không ư ? Tôi có ghen. Ghen là ghen với cái máy tính ấy, ghen cay đắng, quyết liệt. Suốt ngày, anh ấy khư khư ôm riết cái lattop như nhện ôm bọc trứng. Anh bảo đó là thế giới trong lòng bàn tay của anh. Cái cục sắt vô tri ấy lấy đi của tôi nhiều thứ quá.

NGUYỄN MINH TỰ
(Giáo viên toán trường phổ thông trung học Hoằng Hóa, Thanh Hóa)


LỜI BÌNH CỦA TỪ ANH TUẤN :

Mới đọc mấy câu đầu tiên, tôi đã rất ngạc nhiên: trên đời này có một chàng trai đang độ tuổi thanh xuân, tràn đầy nhựa sống mà dám cả gan khước từ một cách dứt khoát tình yêu như "sóng nghiền bờ đá" của một cô gái Huế! Mà con gái Huế nổi tiếng từ xưa với công - dung - ngôn - hạnh, nhưng ngày nay cũng "rất chịu chơi" như nhận xét của nhà thơ Bùi Chí Vinh. Một cô gái Huế mà tác giả âu yếm gọi "Ơi nàng tiên nhỏ" thì ta biết tình yêu của cô ấy cám dỗ nhường nào! Vậy mà chàng trai ấy, tác giả bài thơ "Tạ lỗi cố nhân”, vẫn vọt được ra khỏi sóng tình đang ào ạt vỗ. Đó chính là DŨNG.

Có người lại bảo đó là sự trốn chạy. Không phải! Đó là sự lựa chọn rất tỉnh táo và sáng suốt của người luôn tâm niệm một điều mà Thi bá Nguyễn Công Trứ đã nói “Làm trai đứng ở trong trời đất - Phải có danh gì với núi sông”. Sự tỉnh táo và sáng suốt đó còn được thể hiện ở chỗ tác giả đã bỏ “một thiên thạch”, “xẹt qua”, chỉ “gửi lại hằng hà mảnh vỡ”, để rồi sau đó, trong cuộc đời thật, tác giả đã “nhặt được” khối vàng mười đích thực! Đó chính là TRÍ.

Nhưng không phải chỉ có thế. Sau hơn ba chục năm, khi đã công thành danh toại, tác giả lại nhớ đến người xưa với một niềm thương cảm sâu sắc. Thương cho “cánh hoa lạc loài”, “lênh đênh trôi dạt” một cách vô định. Trong sự bất thành của mối tình ấy, tác giả vẫn thấy mình có lỗi lớn nên mới lặn lội tìm về chốn cũ để tạ lỗi. Đó chính là NHÂN.

Tôi rất thích đầu đề "Tạ lỗi cố nhân" của bài thơ tự sự này. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích “tạ lỗi là xin lỗi một cách trân trọng”. Điều đó làm cho ta rõ thêm cốt cách của tác giả, sáng rõ thêm chữ nhân ở nơi ông. Còn từ “cố nhân”, về ngữ nghĩa thì hoàn toàn tương đồng với “người cũ”, “người xưa”, nhưng về mặt biểu cảm thì khác nhau khá nhiều. Nguyễn Du khi viết về một ai đó trong quá khứ, nếu người đó đáng được trân trọng thì ông dùng từ “cố nhân” (Tìm đâu cho thấy cố nhân).

Còn với kẻ “phổi bò” “trăm nghìn đổ một trận cười như không”, yêu thành thật đấy, tha thiết đấy, nhưng khi cần không dám đứng ra bảo vệ tình yêu của mình, Nguyễn Du lại dùng từ “người cũ” (Ở đây tai vách mạch rừng - Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi).
Tôi nghĩ, ngoài sự trân trọng ra, tác giả dùng từ “cố nhân” là có dụng ý tu từ: nó có sắc thái cổ hơn từ “người cũ” hoặc “người xưa”, để cho nỗi hoài niệm lùi sâu hơn vào quá khứ, để cho niềm thương cảm vợi đi ít nhiều. Bốn chữ “tạ lỗi cố nhân” làm cho bài thơ có thêm hơi hướng cổ điển, và như thế nó gây cho ta những rung cảm sâu sắc hơn, làm cho câu chuyện tình này luôn ám ảnh ta: chuyện đời xưa hay chuyện đời nay đây?
Cuối cùng, xin phỏng theo lời của nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng nói khi ông đọc tập “Ngục trung nhật kí” để kết luận, rằng “Tạ lỗi cố nhân” là một bài thơ hay của một bậc Trí – Nhân – Dũng.

TỪ ANH TUẤN
(Bộ Ngoại giao)

LI BINH CA TRNG HÙNG :

T×nh yªu lµ ®Ò tµi mu«n thuë cña thi ca, nh­ng mçi nhµ th¬ l¹i cã mét c¸ch thæ lé riªng. ¤ng Hoµng th¬ t×nh Xuan Dieu  “Yªu lµ chÕt trong lßng mét Ýt”.  Hµn thi sĩ thi  “ThuyÒn ai ®Ëu bÕn s«ng tr¨ng ®ã -  Cã chë tr¨ng vÒ kÞp tèi nay”. Xu©n Quúnh l¹i “D÷ déi vµ dÞu ªm - ån µo vµ lÆng lÏ”. NhÞp ®Ëp cña t×nh yªu võa ®a d¹ng võa phong phó. Cã khi lµ “C¸nh kiÕn hoa vµng” (ChÕ Lan Viªn) cã “Khi ng­êi ta yªu nhau - H«n nhau trong say ®¾m - Cßn anh, anh yªu em - Anh ph¶i ®i ra trËn” (Phïng Qu¸n). Th¸i Do·n HiÓu l¹i lµ “Ai còng cã mét thêi ®Ó yªu ®Ó nhí - Ai còng cã nh÷ng phót gi©y ngoµi vî ngoµi chång” (ThuËn H÷u). §©y lµ hai c©u th¬ lµm ®Ò tõ ®Ó cëi më gan ruét  bµi th¬ T¹ lçi cè nh©n cña anh.

Th¬ lµ giäng, th¬ sèng ®­ựîc lµ nhê giäng. Giäng Êy kh«ng ai khong gièng ai, bµi th¬ v× thÕ mµ  tån t¹i m·i m·i, míi va ®Ëp vµo thêi ®¹i, míi ¸m ¶nh  ng­êi ®äc. Bµi th¬ t×nh  hay lµ tù truyÖn ®­îc khuÕch ®¹i, chän läc, m· ho¸ ng«n ng÷ lµm phong phó giäng ®iÖu mµ ai ®äc còng tan ch¶y vµo m¸u thÞt ®êi m×nh. Bµi th¬ “T¹ lçi cè nh©n” cña Th¸i Do·n HiÓu lµ nh­ư thÕ.

Bèn c©u th¬ më ®Çu, anh béc b¹ch mét c¸ch quyÕt liÖt, d÷ d»n, mang b¶n lÜnh cña ng­êi ®µn «ng ®Çy lý trÝ:

Thêi trÎ
Anh rÊt sî c¸c nµng lµm háng mÊt sù nghiÖp cña m×nh
Nªn tr­íc c¸i µo ¹t ®¾m say cña sãng nghiÒn bê ®¸
Anh ph¶i vät lªn ®Ó khái chÕt ch×m trong lßng biÓn th¼m cña em

H×nh ¶nh “sãng nghiÒn bê ®¸” kh«ng cã g× míi mÎ, nhiÒu ng­êi còng ®· nãi råi. Xu©n DiÖu, H÷u ThØnh, Xu©n Quúnh ... nh­ng c¸i míi l¹ ë anh lµ “Anh ®· ph¶i vät lªn ®Ó khái chÕt ch×m trong lßng biÓn th¼m cña em”. Nh÷ng tõ “vät”, “chÕt ch×m”, “biÓn th¼m cña em” nh­  “t¨ng ga” như­ng l¹i hng hôt trong biÓn th¼m m¬ hå, vêi vîi.
Trong t×nh yªu, Phïng Qu¸n v×  lý tư­ëng cao ®Ñp cña ngư­êi lÝnh mét thêi cÇm sóng ®· tr­ư¬ng lªn “Cßn anh, anh yªu em  - Anh ph¶i ®i ra trËn”. Th¸i Do·n HiÓu l¹i v× sù nghiÖp cña m×nh mµ cè “vät” lªn. C¸i ®¸ng yªu, ®¸ng quý cña hai nhµ th¬ lµ chỗ Êy. Yªu mµ kh«ng ngËp ch×m, ngôp lÆn trong t×nh yªu, d¸m hi sinh th× t×nh yªu Êy míi cao ®Ñp. Nãi thế h¬i lý trÝ, th« thiÓn như­ng nh÷ng ngư­êi giµu ý chÝ vµ nghÞ lùc kh«ng thÓ kh¸c ®­îc. DÇu vËy, sù tiÕc nuèi t×nh yªu cña Th¸i Do·n HiÓu còng  kh«ng thÓ c©n ®ong ®o ®Õm ®ưîc trong c©u ch÷:

Thư­¬ng l¾m l¹c loµi c¸nh hoa
Lªnh ®ªnh tr«i d¹t bÕn nµo
¬i nµng tiªn nhá
PhÝa hoµng h«n cø rùc lªn

C¸c tõ  Th­ư¬ng l¾m”, “c¸nh hoa l¹c loµi”, “lªnh ®ªnh”, “tr«i d¹t” lµ nh÷ng danh tõ, ®éng tõ, tÝnh tõ theo nhau, x« ®Èy nhau, t×m kiÕm trªn mi nÎo bÕn bê xa lc khi  ch©n trêi xa x«i trong kh«ng gian ®»ng ®½ng? Anh ph¶i thèt lªn ¬i nµng tiªn nhá”, dÉu “trªn giÊy anh ®· x©y dùng ®­ưîc ®Òn ®µi v¨n ho¸” th× c¸i Êy còng chØ lµ khóc “®éc hµnh kiÕm c¸i h­ư v«”. MÊt m¸t, xãt xa, buéc anh ph¶i t×m l¹i “cè nh©n”.  Khi đặt chan len Vü D¹  còng chØ  m¬ mµng thÊp tho¸ng mt ai”. Mt ng­êi yªu chø  mt ai n÷a! “Bao n¨m” hph¶i sèng b»ng t©m tư­ëng”,  ph¶i d»n vÆt khæ ®au, v× c  hai ®· thËt sù mÊt nhau. Néi t©m anh  thương tích dµy lªn víi khi t×nh, bi anh kh«ng biÕt nÝu gi÷. Ho¸ ra anh chèi bá t×nh yªu, như­ng t×nh yªu trong anh vÉn nguyªn vÑn sng. §äc nh÷ng c©u th¬ cña anh, t«i liªn t­ưëng ®Õn nh÷ng c©u th¬ cña Thu Bån “MÆt trêi tù thiªu m×nh - Ban ph¸t löa hång trong tr¸i ®Êt - Anh lµ kÎ tù thiªu”. “Tù thiªu” hay lµ “PhÝa hoµng h«n cø rùc lªn”. C¶ hai lµ mét. o ¶nh t×nh yªu cña hai nhµ th¬ thËt ®Ñp. Thu Bån “tù thiªu” cßn Th¸i Do·n HiÓu ®au ®ín “l¶ t¶ r¬i”:

 Em chÝnh lµ mét thiªn th¹ch
      XÑt qua bÇu trêi ®êi anh
      Göi l¹i h»ng hµ m¶nh vì
      L¶ t¶ r¬i hoµi rç mÆt thêi gian.

 §Êy chÝnh là  thêi kh¾c nh÷ng phót “ngoµi vî ngoµi chång” mµ ta cã thÕ c¶m th«ng.
T«i nhí  lÇn y, anh cïng t«i ®i víi “nµng tiªn nhá” cña anh, anh ®äc bµi th¬ nµy víi giäng quÆn th¾t.
Đäc råi suy ngÉm bµi th¬ “T¹ lçi cè nh©n” cña Th¸i Do·n HiÓu ta linh c¶m ®­ưîc nỗi đau anh mét thêi ®· để vuột mất báu vật, khiÕn b©y giê anh ph¶i  b¬ v¬ trong coi nh, tiÕc nuèi kh«ng thÓ t×m l¹i ®ư­îc nöa thø hai ®Ých thùc cña m×nh.

Träng Hïng
Khèi 4 ThÞ trÊn  Anh S¬n , NghÖ An



0 nhận xét

Đăng nhận xét

CHÂM NGÔN SỐNG VÀ VIẾT

Tôi viết phê bình là để làm sáng giá và sang giá tác giả, tác phẩm văn học.

HOÀNG NGỌC HIẾN

Mỗi ngày gặp một người, họ là mảnh của thiên tài nhân loại. Hãy nhặt những chữ của đời mà viết nên trang.

CHẾ LAN VIÊN

Sở dĩ tôi nhìn được xa trông được rộng là bởi tôi đứng trên vai những người khổng lồ.

NIU TƠN