THÁI DOÃN HIỂU
Tùy thuộc vào chỗ đứng, học vấn và đặc biệt là đức hạnh của từng người, trước cùng một tác phẩm văn học, có bao nhiêu người đọc thì có bấy nhiêu tác phẩm hay dở cao thấp khác nhau… Đọc văn, nếu đem tấm lòng tri kỷ ra để thưởng lãm văn chương thì dòng nào ta cũng tìm ra được hoa thơm cỏ lạ. Còn nếu đem cái tà tâm ra để xoi mói, bắt bẻ, đánh ghen, triệt hạ nhau thì nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn rác.
Tùy thuộc vào chỗ đứng, học vấn và đặc biệt là đức hạnh của từng người, trước cùng một tác phẩm văn học, có bao nhiêu người đọc thì có bấy nhiêu tác phẩm hay dở cao thấp khác nhau. Chính vì thế đời mới sinh ra anh phê bình là để làm trọng tài sân văn. Làm trọng tài mà không có kiến thức, không nắm luật và không công minh có khi dễ bị ăn đòn.
Đọc văn, nếu đem tấm lòng tri kỷ ra để thưởng lãm văn chương thì dòng nào nào ta cũng tìm ra được hoa thơm cỏ lạ. Còn nếu đem cái tà tâm ra để xoi mói, bắt bẻ, đánh ghen, triệt hạ nhau thì nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn rác. Lê Mai là người đọc thuộc hạng thứ hai. Lê Mai – tôi dám chắc với bạn đọc đây chỉ là một cái mặt nạ của một tay viết hữu danh vô thực, trong đời rất kình với cụ Hiến. Chiêu thức Lê Mai dùng cũ rích : muốn hạ đối thủ, y đốn ngã Maiacốpsky trước. Một thi hào của nước Nga, và là đỉnh cao của thơ ca thế giới thế kỷ XX dưới mắt ta, ta coi chẳng ra gì chỉ “trung bình” thì ông Hiến là cái thá gì. Thật là “mục hạ vô nhân”, ra vẻ ta đây lắm. Trật lất, anh ta đánh giá Maia không phải bằng cái đầu bã đậu của mình mà lại ỉ i dựa dẫm vào ý kiến của một chính khách đã hết đát. Anh ta đặt Cụ Hiến sau cụ Mạnh, làm thế cụ Mạnh buồn đấy. Sao anh ta không đọc hồi ký cụ Mạnh viết về cụ Hiến nhỉ ? (2),(3)
Ở đầu câu thì “Ông Hiến là người rất thông minh” nhưng cuối câu “Các bản dịch cũng rất trung bình, các bài viết thì Hoàng Ngọc Hiến rất kém”, “không có được một bài viết nào hoàn chỉnh”. Thật hồ đồ, liều lĩnh, nói lấy được. Vừa mới cung kính “tôi rất kính trọng cụ Hiến nhân dịp cụ 80 ”, nhưng đến cuối câu thì trật lọ ra “cụ chẳng có gì đáng giá cả”. Sổ toẹt ráo. Thế thì anh ta kính trọng cái gì ở người học giả đặc biệt ấy ? Kính trọng cái con giống của cụ chắc! Giả dối và đểu giả đến thế là cùng ! Nhân danh sự “công bằng” mà lại ngang ngược làm điều bất công vô lối bôi gio trát trấu vào mặt vị tiền bối đến mức ấy thế ư ? Ở đời sao lắm tiểu nhân vô luân, vô văn hóa, vô giáo dục khi, trước đông đảo toàn là các chức văn hóa cao cấp cả nước tập trung lại để mừng thọ bát tuần đại khánh vị trưởng lão vào hàng đệ nhất của làng văn làng giáo thì bỗng có một dúm mấy đứa cha căng chú kiết nào đó xộc đến, nhổ nước miếng vào mặt chủ lễ và các quan khách ! Táo tợn quá ! Dũng cảm quá ! Yêng hùng thật đấy ! Có thể sánh ngang với hành vi vĩ đại của kẻ đốt đền lưu xú.
Không biết Lê Mai là ông hay bà đây ? Tên thì rất chi là yểu điệu thục nữ - giống cái, nhưng khí văn lại nghe như tiếng chó cắn đá - thuộc giống đực.Thật liều mạng cùi. Chỉ có mấy câu gã văn côn này đã phơi bày được hết thảy cái bộ lòng tạp của mình ra trước mắt bàn dân thiên hạ.
Thế nào là đạo văn thưa ông Văn Chương ? Nói nôm na đạo là đạo chích, là ăn trộm của người khác làm của mình. Có hai cách ăn cắp. 1- Lấy ý của người ta rồi phi tang (chữ Xuân Diệu). Nhà thơ Xuân Diệu kể rất hồn nhiên và thật thà chuyện ông đã thuổng thơ Rimbô và Véclen như thế nào ở Viện Hàn Lâm Pháp, ăn cắp xong rồi phi tang như thế nào để không lưu lại dấu vết làm các cử tọa là những bậc đại trí thức Pháp rất khoái trá. Đó là cách ăn vụng biết chùi mép. Ai muốn lớn, muốn nhìn xa trông rộng mà lại không tìm cách đứng trên vai những người khổng lồ. Còn loại thứ 2 thì thô thiển, photocopy nguyên xi không thiếu một dấu chấm phẩy nào. Trong lịch sử đạo văn nước ta có bốn trường hợp đạo văn thuộc hàng kinh điển tai tiếng :
- Năm 1988, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - Nhà thơ Tr Ch cho nxb Trẻ xuất bản cuốn TRĂNG LÀ CUNG SAO LÀ ĐẠN 327 trang chép y trang từ cuốn GIAI THOẠI VĂN HỌC VIỆT NAM của Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1965, Nxb Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh tái bản 1988, cách sau quyển trên vài tuần.
- Năm 1996, tôi (Thái Doãn Hiểu) cho tái bản bộ sách khảo cứu GIAI THOẠI NHÀ VĂN gồm 3 quyển : GIAI THOẠI NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI – GIAI THOẠI KẺ SĨ VIỆT NAM – GIAI THOẠI NHÀ VĂN THẾ GIỚI , sách do hai nhà xuất bản lớn Khoa học xã hội và Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội hợp tác xuất bản, tổng cộng 3.165 trang. Bộ sách lập tức biến thành mồi ngon cho hàng chục “học giả” rỉa rói chôm chỉa biến thành sách riêng lớn nhỏ khác nhau. Trắng trợn nhất có một ông tên là Hoàng Hữu Đán (chắc là mượn danh) dùng phương pháp cắt dán gần 400 trang thành quyển GIAI THOẠI VĂN HỌC DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG. Điều oái oăm là Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc lại tiếp tay cho tên đạo tặc này in quyển sách đó vào năm 2005. Tôi đã có thư phản đối nhưng họ lờ đi.
- Một ông hiệu trưởng trường Đại học Huế mượn một luận văn tiến sĩ ở Matxcơva đem về Xibêri bảo vệ thành công học vị tiến sĩ khoa học. Chuyện vỡ lở, báo chí làm rùm beng cách đây dăm bảy năm.
- Mới đây, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình H. (cái ông ở trong Hội đồng phong chức danh giáo sư Nhà nước) viết một cuốn sách đại ý về TRIẾN TRÌNH CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM, nxb Gíao dục. Sách 450 trang thì có đến 350 trang là thuổng từ quyển NHỮNG NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM của Ngô Đức Thọ đã tái bản một lần.
Vv và vv…
Thưa ông Văn Chương, như vậy mới đích danh gọi là đạo văn aạaạ.
Ông Hiến mượn một thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực phải đạo”ở nước ngoài để tham chiếu vào văn chương Việt Nam quyết tâm bảo vệ chân lý đến cùng cho chủ nghĩa hiện thực chân chính thì sao lại la lối kết án là đạo văn !? Nếu quan niệm đạo văn theo kiểu ấy thì tất cả những người cầm bút đều là những kẻ đạo văn vô thức, từ ông lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh…và hết thảy mọi người cắp sách đến trường đều là bọn ăn cắp vì học là một cuộc đạo văn lớn nhất đúng nghĩa trong mỗi đời người. Văn Chương – tên đẹp thế mà lòng thì bọ chét chẳng nhân văn một tý nào cả.
Vâng, phải, ông Hiến chưa bao giờ và chẳng bao giờ có học hàm giáo sư. Ông Văn Chương bảo không có bằng giáo sư thì không được gọi ông Hiến là giáo sư. Truy cứu ông Hiến có được hay không được phong giáo sư chẳng có gì hệ trọng. Việc này không mang lại vẻ vang gì cho ông Hiến, cụ chẳng mảy may bận tâm đến cái danh ba vạ này đâu. Không phải không biết, nói chính xác là chúng tôi không quan tâm lắm đến cái thứ học hàm này. Trong lịch sử văn học Việt Nam , Hoàng Ngọc Hiến như một trái núi sừng sững đó rồi. Là nhà khoa học với minh triết Việt khai sáng đường đi cho văn hóa nước nhà, ông Hiến thuộc hạng thượng thặng siêu giáo sư, một tên tuổi lừng lẫy thế giới. Các thế hệ giáo sư con-cháu-chắt, nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam từ Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo (6), Phan Hồng Giang (4), Ngô Thảo, Nguyễn Thụy Kha, Tạ Duy Anh, … nổi danh là học trò (5) của cụ, cụ là thần tượng của những Đỗ Lai Thúy(7), Phạm Xuân Nguyên (8) thì tại sao tôi và chúng ta lại không được phép tôn xưng gọi cụ Hiến là Giáo sư theo nghĩa đen đầy đủ nhất của từ này (!?) Ông Hiến xứng đáng mấy lần giáo sư ấy chứ. Xưa nay, lão thực và vĩ nhân thì không cần ai chứng nhận. Chính Nhân Dân là người tôn vinh và đề bạt họ. Thưa ông Văn Chương, thưa bà Lê Mai, ông Hiến không có học hàm giáo sư không phải là lỗi tại ông ấy mà lỗi bởi sự mù lòa của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước. Phong cho ông Hiến hàm giáo sư thì ông Hiến làm vẻ vang vinh dự cho Hội đồng, chứ báu gì đối với ông Hiến. Trong một nền giáo dục hư học chuộng danh hão và hội chứng “chạy” với “phong bì”như ở xứ ta thì danh chức văn hóa chỉ là một trò đổi chác bán mua. Việt Nam hiện có 6.670 giáo sư, phó giáo sư; 48.047 giảng viên đại học, trong đó 13% hay 6.274 có bằng tiến sĩ. Cả nước có 12.178 tiến sĩ. Loạn giáo sư, loạn tiến sĩ là thế ! Các ngài ơi, trong ấy có bao nhiêu thực - dỏm ? Tôi dám chắc đánh cược với quí vị không có quá 10% là thực. Còn lại, giáo sư giấy, tiến sĩ giấy cứ như chó con lông nhông chạy đầy đường. Thế mà nhà nước còn hoạch định đào tạo thêm 20.000 tiến sĩ nữa cơ đấy. Để làm gì ? Để xuất khẩu chắc !? Một ông bộ trưởng mới nhậm chức giấy má được ký với phẩm hàm tiến sĩ rõ to, mặc dù chưa có bằng tốt nghiệp phổ thông, oách thật. Ba ông bà tiến sĩ soạn một cuốn tập đọc lớp Một mà không xong, rối như bòng bong làm cho phụ huynh la ó rần rần. Bạn đọc thử giở một cuốn tạp chí văn hóa mà xem, toàn do tiến sĩ viết mà chất lượng không bằng một học sinh lớp mười một. Thật phì cười khi có một ông cốp tuyên bố với giới báo chí rằng sẽ tiến sĩ hóa toàn ban lãnh đạo thành phố Hà Nội !? Hãi quá. Tiến sĩ cứ y như một vật trang sức hào nhoáng thời thượng không bằng. Đối với nước ngoài, bằng cấp của Việt Nam chẳng có giá trị, không được công nhận. Anh đến nước người trình cái bằng Việt Nam cấp, họ bắt anh học lại từ đầu rồi mới dùng. Đó là cái nhục lớn của dân tộc mà cứ nhơn nhơn ra chẳng ai biết buồn lo. Dây thần kinh xấu hổ đứt phéng mất hồi nào rồi chăng ? Không cứ là bằng dỏm Việt Nam , bằng nước ngoài cũng đang giả nốt, coi chừng. Người ta bán bằng như một thứ trang kim hàng mã, rẻ lắm mà bằng thiệt hẳn hoi cơ đấy từ những trường danh tiếng thế giới với giá : Viện sĩ 400usa, giáo sư 300 $, tiến sĩ 200 $. Tôi đang sống ở Sydney , ông bà nào có nhu cầu làm le hoặc thăng quan tiến chức tôi mua giùm cho, dễ ợt. Ở Sài Gòn và Hà Nội lác đác tôi đã thấy treo loại bằng này trong nhà mấy vị đẹp ghê, hoành tráng lắm. Trong bối cảnh bi hài ấy mà đòi học hàm ở cụ Hiến là một sự xa xỉ quá lố.
Hoàng Hà Châu thì chê tôi dốt không biết dùng chữ. Tôi “ẩu tả” hay ông (bà) “ẩu tả” ? Thưa ông (hay bà) hiểu từ “phẩm tiết” theo nghĩa nào đây ? Chữ “tiết” theo nguyên nghĩa tiếng Hán là mắt tre. Mắt tre thì cứng không dễ gì khuất phục là biểu trưng của từ này. Để chỉ sự trung kiên không dịch đổi của con người, ta dùng đến chữ “tiết” : khí tiết (người chiến sĩ cách mạng), trinh tiết (người phụ nữ), phẩm tiết (kẻ sĩ). “Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến viết nghiên cứu phê bình với một chủ kiến mạnh mẽ. Phẩm tiết này giúp nhà nghiên cứu định đoạt được số phận học thuật của mình” thì có gì là “lưỡng thê” nào ? Từ văn cảnh ấy “phẩm tiết”, chứ không phải là “phẩm chất” đã được tôi cân nhắc chọn dùng với một sắc thái tu từ đặc biệt. Trong tiếng Việt không ai ngô nghê chia đực - cái khi dùng từ này như cái ông (hay bà) Hoàng Hà Châu. Do không rành nghĩa gốc của nó nên khi ông (hay bà) nghe chữ “phẩm tiết” thì liền tá hỏa nghĩ ngay đến “màng trinh” của đàn bà ! Thế là ông (hay bà) đem cái dốt nát của mình ra mắng oan Thái mỗ tôi rồi.
Lời nói gói vàng - Ăn có nhai nói có nghĩ - Phải uốn lưỡi 9 lần trước khi nói là tục ngữ Việt - Pháp nhắc mọi người phải cẩn trọng với lời nói. Lời nói gió bay mà còn phải gìn giữ thế huống chi là viết thành văn bản, chữ nghĩa chình ình ra đó. Ngôn xuất tứ mã nan truy. Đừng lợi dụng nghĩ rằng báo mạng là báo ảo nên muốn làm gì thì làm, kể cả cái tên nặc danh dùng vô tội vạ. Là trang chủ, ông Lê Thiếu Nhơn phải chịu trách nhiệm liên đới về vụ bôi bác này, chứ không phải là “ai nói bậy, người đó tự xấu hổ” như Nhơn nói với tôi dạo nào. Tốt nhất là nên dẹp ngay những cái còm rác rưởi trên bàn biên tập đừng để bọn xấu máu lợi dụng thao túng họp chợ ồn ào nhếch nhác làm hỏng những trang văn nghệ rất có giá của Lethieunhon.com
Bài “Sư phụ Hoàng Ngọc Hiến” vừa mới đăng lên, trong vài ngày đã có hàng chục trang báo mạng in lại. Ai sao thây kệ họ, đời nhân hậu và sáng suốt thật không bỏ và luôn tôn kính người hiền.
Bài nói dứt trên diễn đàn
Hội trường vỗ tay như sấm
Trong rền vang tiếng hoan hô
Có những cú thoi quả đấm.
(Sự thật - Thơ Thái Doãn Hiểu)
Trò đời là thế. Khi một tài năng xuất hiện, sở dĩ bạn đọc dễ dàng nhận ra được là vì thấy tất cả bọn ngu xuẩn đố kỵ đều nhất loạt nổi lên chống báng.
Hỡi Con Người mà ta hằng yêu quí, hãy cảnh giác !
Riêng sư phụ Đường Tăng, xin người bình tâm, thẳng bước thỉnh kinh. Bọn ma giáo đã có các đệ tử đứng trấn ở đây.
Viết tại Trường Đại học New South Wales (UNSW)
Sydney , 19-7-2010
THÁI DOÃN HIỂU
Nguồn : http://thaidoanhieu.blogspot.com
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Xem Thái Doãn Hiểu : Sư phụ Hoàng Ngọc Hiến http://www.vietvan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1558:s-ph-hoang-ngc-hin&catid=18:lao-dong-viet-van&Itemid=209
(2) Xem Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh viết về Hoàng Ngọc Hiến http://nttnew.vnweblogs.com/post/14517/1983//nttnew
(3) Nguyễn Đăng Mạnh: Hoàng Ngọc Hiến - bạn t ôi http://www.vietvan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1569:hoang-ngc-hin-bn-toi&catid=18:lao-dong-viet-van&Itemid=209
(4) Xem Phan Hồng Giang : Hoàng Ngọc Hiến như tôi biết
http:.vnweblogs com post/14517/243590
http:.vnweblogs com post/14517/243590
(5) Xem : Học trò và bạn bè Trường Viết văn Nguyễn Du http://nguyentrongtao.vnweblogs.com/post/1890/198726
(6) Xem Nguyễn Trọng Tạo : Hoàng Ngọc Hiến - Nhà lý luận phê bình http://nttnew.vnweblogs.com/post/14517/243372
(7) Xem Đỗ Lai Thuý : Hoàng Ngọc Hiến - triết lý hai bàn chân
http://www.nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=4908
(8) Xem Phạm Xuân Nguyên : Ông văn hiến trí thức http://www.vietvan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1568:ong-vn-hin-tri-thc&catid=13:nghien-cuu-ly-luan-phe-binh-van-hoc&Itemid=212
(8) Xem Phạm Xuân Nguyên : Ông văn hiến trí thức http://www.vietvan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1568:ong-vn-hin-tri-thc&catid=13:nghien-cuu-ly-luan-phe-binh-van-hoc&Itemid=212
NGUYỂN TRỌNG TẠO
27/07/2010 08:54
18 tháng 11 năm nay Khoa sáng tác -LLPB đại học Văn Hóa Hà Nội tổ chức kỷ niệm 30 năm Trường Đại học Viết Văn Nguyễn Du. Chả là thời đầu, trường Nguyễn Du chỉ là một khoa của ĐH Văn Hóa. Qua nhiều biến động: Khoa, trường, khoa... rồi chắc lại về trường riêng mới phải.
Vâng, mới đó mà đã 30 năm. Mỗi lần được mời trở lại giảng bài cho học viên ở đó, tôi lại nhớ về những người thầy thời chúng tôi học khóa 1 (1979-1982), đặc biệt thầy Hoàng Ngọc Hiến là thầy chủ nhiệm đầu tiên. Thầy là linh hồn của cái trường mới này. Với tài và tâm lớn, thầy quy tụ và mời được nhiều người tài giỏi (được gọi là "có vấn đề") đến giảng bài. Thầy Hiến lại rất quý tôi và coi tôi như em, thậm chí như bạn vong niên, nên thầy bảo tôi gọi thầy bằng "anh". (Thầy Trần Quốc Vượng, thầy Hồ Ngọc Đại hay thầy Mạnh... cũng vậy). Theo tôi, Anh Hiến là một người rất giỏi đưa ra vấn đề mới, có khi mới quá làm người ta phải tranh cãi, phản biện, thậm chí "đánh hội đồng", nhưng rốt cuộc thì những vấn đề ấy lại tồn tại có ý nghĩa khai mở. Trong khi người ta đang tranh cãi thì Anh lại đã chuẩn bị để tung ra một vấn đề mới khác...
Vâng, mới đó mà đã 30 năm. Mỗi lần được mời trở lại giảng bài cho học viên ở đó, tôi lại nhớ về những người thầy thời chúng tôi học khóa 1 (1979-1982), đặc biệt thầy Hoàng Ngọc Hiến là thầy chủ nhiệm đầu tiên. Thầy là linh hồn của cái trường mới này. Với tài và tâm lớn, thầy quy tụ và mời được nhiều người tài giỏi (được gọi là "có vấn đề") đến giảng bài. Thầy Hiến lại rất quý tôi và coi tôi như em, thậm chí như bạn vong niên, nên thầy bảo tôi gọi thầy bằng "anh". (Thầy Trần Quốc Vượng, thầy Hồ Ngọc Đại hay thầy Mạnh... cũng vậy). Theo tôi, Anh Hiến là một người rất giỏi đưa ra vấn đề mới, có khi mới quá làm người ta phải tranh cãi, phản biện, thậm chí "đánh hội đồng", nhưng rốt cuộc thì những vấn đề ấy lại tồn tại có ý nghĩa khai mở. Trong khi người ta đang tranh cãi thì Anh lại đã chuẩn bị để tung ra một vấn đề mới khác...
25/07/2010 07:24
Thư Hội nhà văn Nga chúc mừng nhà văn Hoàng Ngọc Hiến 80 tuổi
Cập nhật: 22:59:00 21/7/2010
Giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến vô cùng kính mến!
Hội nhà văn Nga rất phấn khởi được chúc mừng ông – người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường viết văn Nguyễn Du – nhân dịp lễ mừng thượng thọ 80 tuổi của ông.
Ông luôn luôn là người ủng hộ các mối liên hệ văn hóa Nga Việt và là người bảo vệ những truyền thống văn học nhân bản nhất của trường phái hiện thực. Ông đã từng, đã là và sẽ là chiến sĩ bảo vệ chân lý trong nền nghệ thuật và văn học xa lạ với mọi thứ minh họa và phải đạo.
Ngày nay, chúng tôi đánh giá các bản dịch tác phẩm nhà thơ Nga vĩ đại Vladimir Maiakovski của ông là sự đóng góp lỗi lạc vào lịch sử tình bằng hữu văn chương giữa hai nước Nga Việt chúng ta.
Nhân lễ thượng thọ 80 tuổi của ông, các nhà văn Nga chúc ông và gia quyến dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành tựu mới trong sự nghiệp.
Chủ tịch Hội nhà văn Nga
Valeri Nikolaevich Ganichev
(đã kí)
Trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Nga
Oleg Mitrofanovich Bavykin
(đã kí)
(Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thị Kim Hiền)
Cập nhật: 22:59:00 21/7/2010
Giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến vô cùng kính mến!
Hội nhà văn Nga rất phấn khởi được chúc mừng ông – người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường viết văn Nguyễn Du – nhân dịp lễ mừng thượng thọ 80 tuổi của ông.
Ông luôn luôn là người ủng hộ các mối liên hệ văn hóa Nga Việt và là người bảo vệ những truyền thống văn học nhân bản nhất của trường phái hiện thực. Ông đã từng, đã là và sẽ là chiến sĩ bảo vệ chân lý trong nền nghệ thuật và văn học xa lạ với mọi thứ minh họa và phải đạo.
Ngày nay, chúng tôi đánh giá các bản dịch tác phẩm nhà thơ Nga vĩ đại Vladimir Maiakovski của ông là sự đóng góp lỗi lạc vào lịch sử tình bằng hữu văn chương giữa hai nước Nga Việt chúng ta.
Nhân lễ thượng thọ 80 tuổi của ông, các nhà văn Nga chúc ông và gia quyến dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành tựu mới trong sự nghiệp.
Chủ tịch Hội nhà văn Nga
Valeri Nikolaevich Ganichev
(đã kí)
Trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Nga
Oleg Mitrofanovich Bavykin
(đã kí)
(Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thị Kim Hiền)
19/07/2010 07:58
Cụ Hoàng Ngọc Hiến là người có học vị , có kiến thức uyên thâm ,có những công trình nghiên cứu có giá trị ,những bản dịch của cụ chuẩn xác giúp cho thế hệ chúng tôi học hỏi được nhiều .Cụ là một nhân cách đẹp . Không cố chấp ,mặc cho những ai dèm pha điều nọ tiếng kia .Tuổi đời đã ở ngưỡng 80 kính chúc cụ luôn mạnh khoẻ ,thọ lâu .
16/07/2010 11:37
Có lẽ cụ Hiến nổi tiếng là nhờ có vụ "văn học phải đạo". Nhưng rất tiếc là cái lý thuyết cụ dựa vào để chứng minh cho luận điểm "văn học phải đạo" lại là một lý thuyết được cụ mượn của một tác giả người Liên Xô cũ (Kriukovski) - mượn nhưng không hỏi, làm cho lớp trẻ phục lăn và coi đó là một "hiện tượng"! "Mượn không hỏi" là căn bệnh gì thì xin các bạn "bắt mạch" cho.
LÊ MAI
16/07/2010 05:36
Ông Hiến chưa bao giờ là Giáo Sư cả. Các vị cứ mở Danh sách GSTSVN mà nhà nước đã in ra coi. Ông Hiến học ở Nga, dịch toàn bộ Mai a copki sang ta. Ông bảo vệ Phó tiến sĩ tại Nga. Bây giờ ta gộp chung lại là Tiến sĩ. Sau thấy vô lý, luộm thuộm thì để phân biệtTiến sĩ, với Phó Tiến sĩ, ta gọi là Tiến sĩ, và Tiến sĩ Khoa học. Cách gọi ấy cũng rất dở hơi, vì Tiến sĩ nào mà chẳng khoa học. Chẳng lẽ Phó Tiến sĩ thì không khoa học chăng? Ông Hiến là người thông minh, nhưng không có công trình khoa học nào đáng giá. Đóng góp của ông là giới thiệu Mai a. Mai a chỉ là nhà thơ cách mạng, nhà thơ trung bình của Nga. Ngay Lê Nin, Lãnh tụ Cách mạng cũng không thích Mai a. Lê Nin bảo: "Mai a rất cần cho cách mạng. Cách mạng và Chính quyền Xô Viết rất biết ơn Mai a. Nhưng về nghệ thuật, tôi không thích thơ cổ động của Mai a. Nhưng tôi yêu cầu mọi người không được căn cứ vào ý kiến riêng của tôi để đánh giá thấp anh ấy". Lê Nin đúng là rất vĩ đại, đáng nể trọng. Những bản dịch của HNH cũng rất trung bình, không đặc sắc. Còn các bài viết thì Hoàng Ngọc Hiến rất kém, còn rất xa mới bằng được Nguyễn Đăng Mạnh và các nhà phê bình nghiên cứu khác. Ông Hiến không có được một bài viết nào hoàn chỉnh. Nhưng ông lại rất tài nghĩ ra các thuật ngữ. Ví như: Nền văn học phải đạo, hay từ một cái truyện ngắn rất hay của Tạ Duy Anh mà ông nghĩ ra: Đã có một nền văn học bước qua lời nguyền. Hay gần đây nhất là: Cái nước mình nó thế. Rất giỏi. Nhưng để triển khai, bảo vệ những câu lập ngôn của mình, ông viết và lý giải rất kém. Ông Hiến còn nổi tiếng, vì giới quản lý, lãnh đạo không ưa, một số anh cơ hội mượn hơi trên phê phán ông rất kịch liệt, chính vì thế, ông Hiến lại được phủ thêm một ánh hào quang. Từ ông Hiến, ta thấy ở nước ta, có một loại người rất nổi tiếng, rất sang trọng, nhưng trước tác thì không có gì đáng giá. Như Đặng Thai Mai, (ĐTM thì trên yêu chứ không ghét), Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Vũ Ngọc Phan và vv, con số này đến mấy chục người....Tôi rất kính trọng cụ Hiến nhân dịp cụ 80, tôi chúc cụ mạnh khỏe, sống lâu. Nhưng cũng phải sòng phẳng thưa với cụ và bạn đọc LTN rằng, cụ chẳng có gì đáng giá cả.
HoàngHà Châu
15/07/2010 12:35
Học trò này ẩu tả, chắc chữ thầy trả thầy, ai lại coi Sư phụ HNH mình có Phẩm tiết: .... Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến viết nghiên cứu phê bình với một chủ kiến mạnh mẽ. Phẩm tiết này giúp nhà nghiên cứu định đoạt được số phận học thuật của mình
Hay học trò này coi ông Hiến là lưỡng tính....hê hê...
Hay học trò này coi ông Hiến là lưỡng tính....hê hê...
14/07/2010 16:32
Tôi không biết TS Hoàng Ngọc Hiến được phong GS từ khi nào? Ai biết chỉ cho tôi với. Ở đây có cần thiết phải nêu chức danh không nhỉ?
0 nhận xét