"Tôi trước tác là để phổ biến tâm thuật chứ không phải để kiếm danh lợi." THÁI DOÃN HIỂU

THÁI DOÃN HIỂU

Tùy thuộc vào chỗ đứng, học vấn và  đặc biệt là  đức hạnh của từng người, trước cùng một tác phẩm văn học, có bao nhiêu người đọc thì có bấy nhiêu tác phẩm hay dở cao thấp khác nhau… Đọc văn, nếu đem tấm lòng tri kỷ ra để thưởng lãm văn chương thì dòng nào ta cũng tìm ra được hoa thơm cỏ lạ. Còn nếu đem cái tà tâm ra để xoi mói, bắt bẻ, đánh ghen, triệt hạ nhau thì nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn rác.
 *
Tùy thuộc vào chỗ đứng, học vấn và  đặc biệt là  đức hạnh của từng người, trước cùng một tác phẩm văn học, có bao nhiêu người đọc thì có bấy nhiêu tác phẩm hay dở cao thấp khác nhau. Chính vì thế đời mới sinh ra anh phê bình là để làm trọng tài sân văn. Làm trọng tài mà không có kiến thức, không nắm luật và không công minh có khi dễ bị ăn đòn.

Đọc văn, nếu đem tấm lòng tri kỷ ra để thưởng lãm văn chương thì dòng nào nào ta cũng tìm ra được hoa thơm cỏ lạ. Còn nếu đem cái tà tâm ra để xoi mói, bắt bẻ, đánh ghen, triệt hạ nhau thì nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn rác. Lê Mai là người đọc thuộc hạng thứ hai. Lê Mai – tôi dám chắc với bạn đọc đây chỉ là một cái mặt nạ của một tay viết hữu danh vô thực, trong đời rất kình với cụ Hiến. Chiêu thức Lê Mai dùng cũ rích : muốn hạ đối thủ, y đốn ngã Maiacốpsky trước. Một thi hào của nước Nga, và là đỉnh cao của thơ ca thế giới thế kỷ XX dưới mắt ta, ta coi chẳng ra gì chỉ “trung bình” thì ông Hiến là cái thá gì. Thật là “mục hạ vô nhân”, ra vẻ ta đây lắm. Trật lất, anh ta đánh giá Maia không phải bằng cái đầu bã đậu của mình mà lại ỉ i  dựa dẫm vào ý kiến của một chính khách đã hết đát. Anh ta đặt Cụ Hiến sau cụ Mạnh, làm thế cụ Mạnh buồn đấy. Sao anh ta không đọc hồi ký cụ Mạnh viết về cụ Hiến nhỉ ? (2),(3)

Ở đầu câu thì “Ông Hiến là người rất thông minh” nhưng cuối câu  Các bản dịch cũng rất trung bình, các bài viết thì Hoàng Ngọc Hiến rất kém, không có được một bài viết nào hoàn chỉnh. Thật hồ đồ, liều lĩnh, nói lấy được. Vừa mới cung kính “tôi rất kính trọng cụ Hiến nhân dịp cụ 80 ”, nhưng đến cuối câu thì trật lọ ra “cụ chẳng có gì đáng giá cả”. Sổ toẹt ráo. Thế thì anh ta kính trọng cái gì ở người học giả đặc biệt ấy ? Kính trọng cái con giống của cụ chắc! Giả dối và đểu giả đến thế là cùng ! Nhân danh sự “công bằng”  mà lại ngang ngược làm điều bất công vô lối bôi gio trát trấu vào mặt vị tiền bối đến mức ấy thế ư ? Ở đời sao lắm tiểu nhân vô luân, vô văn hóa, vô giáo dục khi, trước đông đảo toàn là các chức văn hóa cao cấp cả nước tập trung lại để mừng thọ bát tuần đại khánh vị trưởng lão vào hàng đệ nhất của làng văn làng giáo thì bỗng có một dúm mấy đứa cha căng chú kiết nào đó xộc đến, nhổ nước miếng vào mặt chủ lễ và các quan khách ! Táo tợn quá ! Dũng cảm quá ! Yêng hùng thật đấy !  Có thể sánh ngang với hành vi vĩ đại của kẻ đốt đền lưu xú.

Không biết Lê Mai là ông hay bà đây ? Tên thì rất chi là  yểu điệu thục nữ - giống cái, nhưng khí văn lại nghe như tiếng chó cắn đá - thuộc giống đực.Thật liều mạng cùi. Chỉ có mấy câu gã văn côn này  đã phơi bày được hết thảy cái bộ lòng tạp của mình ra trước mắt bàn dân thiên hạ.

Thế nào là đạo văn thưa ông Văn Chương ? Nói nôm na đạo là đạo chích, là ăn trộm của người khác làm của mình. Có hai cách ăn cắp. 1- Lấy ý của người ta rồi phi tang  (chữ Xuân Diệu). Nhà  thơ  Xuân Diệu kể rất hồn nhiên và  thật thà  chuyện ông đã  thuổng thơ Rimbô và Véclen như thế nào ở Viện Hàn Lâm Pháp, ăn cắp xong rồi phi tang như thế nào để không lưu lại dấu vết làm các cử tọa là những bậc đại trí  thức Pháp rất khoái trá. Đó là cách ăn vụng biết chùi mép. Ai muốn lớn, muốn nhìn xa trông rộng mà lại không tìm cách đứng trên vai những người khổng lồ. Còn loại thứ 2 thì thô thiển, photocopy nguyên xi không thiếu một dấu chấm phẩy nào. Trong lịch sử đạo văn nước ta có bốn trường hợp đạo văn  thuộc hàng kinh điển tai tiếng :
 
-         Năm 1988, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - Nhà thơ Tr Ch cho nxb Trẻ xuất bản cuốn TRĂNG LÀ CUNG SAO LÀ ĐẠN 327 trang chép y trang  từ cuốn GIAI THOẠI VĂN HỌC VIỆT NAM của Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1965, Nxb Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh tái bản 1988, cách sau quyển trên vài tuần.
-         Năm 1996, tôi (Thái Doãn Hiểu) cho tái bản bộ sách khảo cứu  GIAI THOẠI NHÀ VĂN gồm 3 quyển : GIAI THOẠI NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI – GIAI THOẠI KẺ SĨ VIỆT NAM – GIAI THOẠI NHÀ VĂN THẾ GIỚI , sách do hai nhà xuất bản lớn Khoa học xã hội và Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội hợp tác xuất bản,  tổng cộng 3.165 trang. Bộ sách lập tức biến thành mồi ngon cho hàng chục “học giả” rỉa rói chôm chỉa biến thành sách riêng lớn nhỏ khác nhau. Trắng trợn nhất có một ông tên là Hoàng Hữu Đán (chắc là mượn danh) dùng phương pháp cắt dán gần 400 trang thành quyển GIAI THOẠI VĂN HỌC DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG. Điều oái oăm là Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc lại tiếp tay cho tên đạo tặc này in quyển sách đó vào năm 2005. Tôi đã có thư phản đối nhưng họ lờ đi.
-         Một ông hiệu trưởng trường Đại học Huế mượn một luận văn tiến sĩ ở Matxcơva đem về Xibêri bảo vệ thành công học vị tiến sĩ khoa học. Chuyện vỡ lở, báo chí làm rùm beng cách đây dăm bảy năm.
-         Mới đây, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình H. (cái ông ở trong Hội đồng phong chức danh giáo sư Nhà nước) viết một cuốn sách đại ý về TRIẾN TRÌNH CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM, nxb Gíao dục. Sách 450 trang thì có đến 350 trang là thuổng từ quyển  NHỮNG NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM của Ngô Đức Thọ đã tái bản một lần.
Vv và vv…

Thưa ông Văn Chương,  như vậy mới đích danh gọi là đạo văn aạaạ.
Ông Hiến mượn một thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực phải đạo”ở nước ngoài để tham chiếu vào văn chương Việt Nam quyết tâm bảo vệ chân lý đến cùng  cho chủ nghĩa hiện thực chân chính thì sao lại la lối kết án là đạo văn !? Nếu quan niệm đạo văn theo kiểu ấy thì tất cả những người cầm bút đều  là những kẻ đạo văn vô thức, từ ông lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh…và hết thảy mọi người cắp sách đến trường  đều là bọn ăn cắp vì học là một cuộc đạo văn lớn nhất đúng nghĩa trong mỗi đời người. Văn Chương – tên đẹp thế mà lòng thì bọ chét chẳng nhân văn một tý nào cả.

Vâng, phải, ông Hiến chưa bao giờ và chẳng bao giờ có học hàm giáo sư. Ông Văn Chương bảo không có bằng giáo sư thì không được gọi ông Hiến là giáo sư. Truy cứu ông Hiến có được hay không được phong giáo sư chẳng có gì hệ trọng. Việc này không mang lại vẻ vang gì cho ông Hiến, cụ chẳng mảy may bận tâm đến cái danh ba vạ  này đâu. Không phải  không biết, nói chính xác là chúng tôi không quan tâm lắm đến cái thứ học hàm này.  Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hoàng Ngọc Hiến như một trái núi sừng sững đó rồi. Là nhà khoa học với minh triết Việt khai sáng đường đi cho văn hóa nước nhà,  ông Hiến thuộc hạng thượng thặng siêu giáo sư, một tên tuổi lừng lẫy thế giới. Các thế hệ giáo sư con-cháu-chắt, nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam từ Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo (6), Phan Hồng Giang (4), Ngô Thảo, Nguyễn Thụy Kha, Tạ Duy Anh, … nổi danh là học trò (5) của cụ, cụ là thần tượng của những Đỗ Lai Thúy(7), Phạm Xuân Nguyên (8)  thì tại sao tôi và chúng ta lại không được phép tôn xưng  gọi cụ  Hiến là Giáo sư theo nghĩa đen đầy đủ nhất của từ này (!?) Ông Hiến xứng đáng mấy lần giáo sư ấy chứ. Xưa nay, lão thực và vĩ nhân thì không cần ai chứng nhận. Chính Nhân Dân là người tôn vinh và đề bạt họ. Thưa ông Văn Chương, thưa bà Lê Mai, ông Hiến không có học hàm giáo sư không phải là lỗi tại ông ấy mà lỗi  bởi sự mù lòa của  Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước. Phong cho ông Hiến hàm giáo sư thì ông Hiến làm vẻ vang vinh dự cho Hội đồng, chứ báu gì đối với ông Hiến. Trong một nền giáo dục hư học chuộng danh hão và hội chứng  “chạy” với  “phong bì”như ở xứ ta thì danh chức văn hóa  chỉ là một trò đổi chác bán mua. Việt Nam hiện có 6.670 giáo sư, phó giáo sư; 48.047 giảng viên đại học, trong đó 13% hay  6.274 có bằng tiến sĩ. Cả nước có 12.178 tiến sĩ. Loạn giáo sư, loạn tiến sĩ là thế ! Các ngài ơi, trong ấy có bao nhiêu thực - dỏm ? Tôi dám chắc đánh cược với quí vị  không có quá 10% là thực. Còn lại, giáo sư giấy, tiến sĩ giấy cứ như chó con lông nhông chạy đầy đường. Thế mà nhà nước còn hoạch định đào tạo thêm 20.000 tiến sĩ nữa cơ đấy. Để làm gì ? Để xuất khẩu chắc !? Một ông bộ trưởng mới nhậm chức giấy má được ký với phẩm hàm tiến sĩ rõ to, mặc dù chưa có bằng tốt nghiệp phổ thông, oách thật. Ba ông bà  tiến sĩ soạn một cuốn tập đọc lớp Một mà không xong, rối như bòng bong làm cho phụ huynh la ó rần rần. Bạn đọc thử giở một  cuốn tạp chí văn hóa mà xem, toàn do tiến sĩ viết mà chất lượng không bằng một học sinh lớp mười một. Thật phì cười khi có một ông cốp tuyên bố với giới báo chí rằng sẽ tiến sĩ hóa toàn ban lãnh đạo thành phố Hà Nội !? Hãi quá. Tiến sĩ cứ y như một vật trang sức hào nhoáng thời thượng không bằng. Đối với nước ngoài, bằng cấp của  Việt Nam chẳng có giá trị, không được công nhận. Anh đến nước người trình cái bằng Việt Nam cấp, họ bắt anh học lại từ đầu rồi mới dùng. Đó là cái nhục lớn của dân tộc mà cứ nhơn nhơn ra chẳng ai biết buồn lo. Dây thần kinh xấu hổ đứt phéng mất hồi nào rồi chăng ? Không cứ là bằng dỏm Việt Nam, bằng nước ngoài cũng đang giả nốt, coi chừng. Người ta bán bằng  như một thứ trang kim hàng mã, rẻ lắm mà bằng thiệt hẳn hoi cơ đấy từ những trường danh tiếng thế giới với giá : Viện sĩ  400usa, giáo sư 300 $, tiến sĩ 200 $. Tôi đang sống ở Sydney, ông bà nào có nhu  cầu làm le hoặc thăng quan tiến chức tôi mua giùm cho, dễ ợt. Ở Sài Gòn và Hà Nội lác đác tôi đã thấy treo loại bằng này trong nhà mấy vị đẹp ghê, hoành tráng lắm. Trong bối cảnh bi hài  ấy mà đòi học hàm ở cụ Hiến là một sự xa xỉ quá lố.

Hoàng Hà Châu thì chê tôi dốt không biết dùng chữ. Tôi “ẩu tả” hay ông (bà) “ẩu tả” ? Thưa ông (hay bà) hiểu từ “phẩm tiết” theo nghĩa nào đây ? Chữ “tiết” theo nguyên nghĩa tiếng Hán  là mắt tre. Mắt tre thì cứng không dễ gì khuất phục là biểu trưng của từ này. Để chỉ sự trung kiên không dịch đổi của con người, ta dùng đến chữ “tiết” : khí tiết (người chiến sĩ cách mạng), trinh tiết (người phụ nữ), phẩm tiết (kẻ sĩ). “Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến viết nghiên cứu phê bình với một chủ kiến mạnh mẽ. Phẩm tiết này giúp nhà nghiên cứu định đoạt được số phận học thuật của mình” thì có gì là “lưỡng thê” nào ? Từ văn cảnh ấy “phẩm tiết”, chứ không phải là “phẩm chất” đã được tôi cân nhắc chọn dùng với một sắc thái tu từ đặc biệt. Trong tiếng Việt không ai ngô nghê chia đực - cái khi dùng từ này như cái ông (hay bà) Hoàng Hà Châu. Do không rành nghĩa gốc của nó nên khi ông (hay bà) nghe chữ “phẩm tiết” thì liền tá hỏa nghĩ ngay đến “màng trinh” của đàn bà ! Thế là ông (hay bà) đem cái dốt nát của mình ra mắng oan Thái mỗ tôi rồi.

Lời nói gói vàng - Ăn có nhai nói có nghĩ - Phải uốn lưỡi 9 lần trước khi nói là tục ngữ Việt - Pháp nhắc mọi  người phải cẩn trọng với lời nói. Lời nói gió bay mà còn phải gìn giữ thế huống chi là viết thành văn bản, chữ nghĩa chình ình ra đó. Ngôn xuất tứ mã nan truy. Đừng lợi  dụng nghĩ  rằng báo mạng là  báo ảo nên muốn làm gì thì làm, kể cả cái tên nặc danh dùng vô tội vạ. Là trang chủ, ông Lê Thiếu Nhơn phải chịu trách nhiệm liên đới về vụ bôi bác này, chứ không phải là “ai nói bậy, người đó tự xấu hổ” như Nhơn nói với tôi dạo nào. Tốt nhất là  nên dẹp ngay những cái còm rác rưởi trên bàn biên tập đừng để bọn xấu máu lợi dụng thao túng họp chợ ồn ào nhếch nhác làm hỏng những trang văn nghệ rất có giá của Lethieunhon.com

Bài “Sư phụ Hoàng Ngọc Hiến” vừa mới đăng lên, trong vài ngày đã có hàng chục trang báo mạng in lại. Ai sao thây kệ họ, đời nhân hậu và sáng suốt thật không bỏ và luôn tôn kính người hiền.

Bài nói dứt trên diễn đàn
Hội trường vỗ tay  như sấm
Trong rền vang tiếng hoan hô
Có những cú thoi quả đấm.
               (Sự thật - Thơ Thái Doãn Hiểu)

Trò đời là thế. Khi một tài năng xuất hiện, sở dĩ bạn đọc dễ dàng nhận ra được là vì thấy tất cả bọn ngu xuẩn đố kỵ đều nhất loạt nổi lên chống báng.
Hỡi Con Người mà ta hằng yêu quí, hãy cảnh giác !

Riêng sư phụ Đường Tăng, xin người bình tâm, thẳng bước thỉnh kinh. Bọn ma giáo đã có các đệ tử đứng trấn ở đây.


Viết tại Trường Đại học New South Wales (UNSW)
Sydney, 19-7-2010
THÁI DOÃN HIỂU




---------------------------------------------------------------------------------------------------------------



(2)   Xem Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh viết về Hoàng Ngọc Hiến   http://nttnew.vnweblogs.com/post/14517/1983//nttnew
(4)   Xem Phan Hồng Giang : Hoàng Ngọc Hiến như tôi biết 
 http:.vnweblogs com post/14517/243590
(5)   Xem : Học trò và bạn bè Trường Viết văn Nguyễn Du http://nguyentrongtao.vnweblogs.com/post/1890/198726
(6)   Xem Nguyễn Trọng Tạo : Hoàng Ngọc Hiến - Nhà lý luận phê bình http://nttnew.vnweblogs.com/post/14517/243372
(7)     Xem    Đỗ Lai  Thuý  : Hoàng Ngọc Hiến - triết lý hai bàn chân 
                     http://www.nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=4908
                     (8)  Xem Phạm Xuân Nguyên : Ông văn hiến trí thức                                      http://www.vietvan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1568:ong-vn-hin-tri-thc&catid=13:nghien-cuu-ly-luan-phe-binh-van-hoc&Itemid=212







Địa chỉ trích dẫn
Chú ý Địa chỉ này vần có hiệu lực trước 23:59:59
NGUYỂN TRỌNG TẠO
27/07/2010 08:54
18 tháng 11 năm nay Khoa sáng tác -LLPB đại học Văn Hóa Hà Nội tổ chức kỷ niệm 30 năm Trường Đại học Viết Văn Nguyễn Du. Chả là thời đầu, trường Nguyễn Du chỉ là một khoa của ĐH Văn Hóa. Qua nhiều biến động: Khoa, trường, khoa... rồi chắc lại về trường riêng mới phải.
Vâng, mới đó mà đã 30 năm. Mỗi lần được mời trở lại giảng bài cho  học viên ở đó, tôi lại nhớ về những người thầy thời chúng tôi học khóa 1 (1979-1982), đặc biệt thầy Hoàng Ngọc Hiến là thầy chủ nhiệm đầu tiên. Thầy là linh hồn của cái trường mới này. Với tài và tâm lớn, thầy quy tụ và mời được nhiều người tài giỏi (được gọi là "có vấn đề") đến giảng bài. Thầy Hiến lại rất quý tôi và coi tôi như em, thậm chí như bạn vong niên, nên thầy bảo tôi gọi thầy bằng "anh". (Thầy Trần Quốc Vượng, thầy Hồ Ngọc Đại hay thầy Mạnh... cũng vậy). Theo tôi, Anh Hiến là một người rất giỏi đưa ra vấn đề mới, có khi mới quá làm người ta phải tranh cãi, phản biện, thậm chí "đánh hội đồng", nhưng rốt cuộc thì những vấn đề ấy lại tồn tại có ý nghĩa khai mở. Trong khi người ta đang tranh cãi thì Anh lại đã chuẩn bị để tung ra một vấn đề mới khác...

Hội Nhà văn Việt Nam Email
25/07/2010 07:24
Thư Hội nhà văn Nga chúc mừng nhà văn Hoàng Ngọc Hiến 80 tuổi
Cập nhật: 22:59:00 21/7/2010

Giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến vô cùng kính mến!

Hội nhà văn Nga rất phấn khởi được chúc mừng ông – người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường viết văn Nguyễn Du – nhân dịp lễ mừng thượng thọ 80 tuổi của ông.

Ông luôn luôn là người ủng hộ các mối liên hệ văn hóa Nga Việt và là người bảo vệ những truyền thống văn học nhân bản nhất của trường phái hiện thực. Ông đã từng, đã là và sẽ là chiến sĩ bảo vệ chân lý trong nền nghệ thuật và văn học xa lạ với mọi thứ minh họa và phải đạo.

Ngày nay, chúng tôi đánh giá các bản dịch tác phẩm nhà thơ Nga vĩ đại Vladimir Maiakovski của ông là sự đóng góp lỗi lạc vào lịch sử tình bằng hữu văn chương giữa hai nước Nga Việt chúng ta.

Nhân lễ thượng thọ 80 tuổi của ông, các nhà văn Nga chúc ông và gia quyến dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành tựu mới trong sự nghiệp.

Chủ tịch Hội nhà văn Nga
Valeri Nikolaevich Ganichev
(đã kí)

Trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Nga
Oleg Mitrofanovich Bavykin
(đã kí)

(Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thị Kim Hiền)

Địa chỉ trích dẫn
Chú ý Địa chỉ này vần có hiệu lực trước 23:59:59
Quốc Anh
19/07/2010 07:58
Cụ Hoàng Ngọc Hiến là người có học vị , có kiến thức uyên thâm  ,có những công trình nghiên cứu có giá trị ,những bản dịch của cụ  chuẩn xác giúp cho thế hệ chúng tôi học hỏi được nhiều .Cụ là một nhân cách đẹp . Không cố chấp ,mặc cho những ai dèm pha điều nọ tiếng kia .Tuổi đời đã ở ngưỡng 80 kính chúc cụ luôn mạnh khoẻ ,thọ lâu .

văn chương Email
16/07/2010 11:37
Có lẽ cụ Hiến nổi tiếng là nhờ có vụ "văn học phải đạo". Nhưng rất tiếc là cái lý thuyết cụ dựa vào để chứng minh cho luận điểm "văn học phải đạo" lại là một lý thuyết được cụ mượn của một tác giả người Liên Xô cũ (Kriukovski) - mượn nhưng không hỏi, làm cho lớp trẻ phục lăn và coi đó là một "hiện tượng"! "Mượn không hỏi" là căn bệnh gì thì xin các bạn "bắt mạch" cho.

LÊ MAI
16/07/2010 05:36
Ông Hiến chưa bao giờ là Giáo Sư cả. Các vị cứ mở Danh sách GSTSVN mà nhà nước đã in ra coi. Ông Hiến học ở Nga, dịch toàn bộ Mai a copki sang ta. Ông bảo vệ Phó tiến sĩ tại Nga. Bây giờ ta gộp chung lại là Tiến sĩ. Sau thấy vô lý, luộm thuộm thì để phân biệtTiến sĩ, với Phó Tiến sĩ, ta gọi là Tiến sĩ, và Tiến sĩ Khoa học. Cách gọi ấy cũng rất dở hơi, vì Tiến sĩ nào mà chẳng khoa học. Chẳng lẽ Phó Tiến sĩ thì không khoa học chăng? Ông Hiến là người thông minh, nhưng không có công trình khoa học nào đáng giá. Đóng góp của ông là giới thiệu Mai a. Mai a chỉ là nhà thơ cách mạng, nhà thơ trung bình của Nga. Ngay Lê Nin, Lãnh tụ Cách mạng cũng không thích Mai a. Lê Nin bảo: "Mai a rất cần cho cách mạng. Cách mạng và Chính quyền Xô Viết rất biết ơn Mai a. Nhưng về nghệ thuật, tôi không thích thơ cổ động của Mai a. Nhưng tôi yêu cầu mọi người không được căn cứ vào ý kiến riêng của tôi để đánh giá thấp anh ấy". Lê Nin đúng là rất vĩ đại, đáng nể trọng. Những bản dịch của HNH cũng rất trung bình, không đặc sắc. Còn các bài viết thì Hoàng Ngọc Hiến rất kém, còn rất xa mới bằng được Nguyễn Đăng Mạnh và các nhà phê bình nghiên cứu khác. Ông Hiến không có được một bài viết nào hoàn chỉnh. Nhưng ông lại rất tài nghĩ ra các thuật ngữ. Ví như: Nền văn học phải đạo, hay từ một cái truyện ngắn rất hay của Tạ Duy Anh mà ông nghĩ ra: Đã có một nền văn học bước qua lời nguyền. Hay gần đây nhất là: Cái nước mình nó thế. Rất giỏi. Nhưng để triển khai, bảo vệ những câu lập ngôn của mình, ông viết và lý giải rất kém. Ông Hiến còn nổi tiếng, vì giới quản lý, lãnh đạo không ưa, một số anh cơ hội mượn hơi trên phê phán ông rất kịch liệt, chính vì thế, ông Hiến lại được phủ thêm một ánh hào quang. Từ ông Hiến, ta thấy ở nước ta, có một loại người rất nổi tiếng, rất sang trọng, nhưng trước tác thì không có gì đáng giá. Như Đặng Thai Mai, (ĐTM thì trên yêu chứ không ghét), Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Vũ Ngọc Phan và vv, con số này đến mấy chục người....Tôi rất kính trọng cụ Hiến nhân dịp cụ 80, tôi chúc cụ mạnh khỏe, sống lâu. Nhưng cũng phải sòng phẳng thưa với cụ và bạn đọc LTN rằng, cụ chẳng có gì đáng giá cả.

HoàngHà Châu
15/07/2010 12:35
Học trò này ẩu tả, chắc chữ thầy trả thầy, ai lại coi Sư phụ HNH mình có Phẩm tiết: .... Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến viết nghiên cứu phê bình với một chủ kiến mạnh mẽ. Phẩm tiết này giúp nhà nghiên cứu định đoạt được số phận học thuật của mình
Hay học trò này coi ông Hiến là lưỡng tính....hê hê...

văn chương Email
14/07/2010 16:32
Tôi không biết TS Hoàng Ngọc Hiến được phong GS từ khi nào? Ai biết chỉ cho tôi với. Ở đây có cần thiết phải nêu chức danh không nhỉ? 

SƯ PHỤ HOÀNG NGỌC HIẾN

Người đăng: THÁI DOÃN HIỂU Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010 0 nhận xét

THÁI DOÃN HIỂU

 Về nghiên cứu và phê bình văn học triết học, Hoàng Ngọc Hiến là một tấm gương sáng. Ông là vị sư phụ đáng kính. Nửa thế kỷ chăm chỉ đọc Hoàng Ngọc Hiến, ông nói một, tôi học được năm và làm được cả mười. Tôi rút tỉa được những tinh hoa từ ông nhiều hơn là từ các học giả khác cộng lại. Tôi là một học trò nhỏ giấu tên của người.

#

Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến là một học giả lớn.
Trọn vẹn cả học thuật và nhân cách, ông đã tạo ra một từ trường mạnh, có sức hút lớn đối với làng văn và làng giáo.

Tôi bắt đầu đọc ông chậm rãi  và kỹ lưỡng từ năm 1965 khởi đầu là tiểu luận “Triết lý Truyện Kiều” viết hay và thuyết phục. Tôi tín nhiệm ông, hễ mở sách báo ra có bài của Hoàng Ngọc Hiến là tôi đọc ngay. Chiêm nghiệm từ những trứ tác đó, tôi rút ra được ở ông những bài học thiết thực cho công việc nghiên cứu, phê bình văn học mà mình đeo đuổi:

(1)   Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến kiến văn rất uyên bác. Ông là bộ từ điển bách khoa sống. Ông lịch lãm văn sử triết cổ kim đông tây. Với một bộ óc thông thái đồ sộ như vậy, ông Hiến phải là người tự học suốt đời, học không ngơi nghỉ. Đọc ông, tôi ngộ ra :  Muốn làm một học giả lớn trước hết phải làm người học thật, chung thân học. Chỉ có tri thức phong phú mới cho phép người viết bàn sâu sắc thấu lý đạt tình đối tượng nghiên cứu.
      Trong nghiên cứu, học vấn ăn đong, hớt ngọn và chữ nghĩa lóp lép sẽ làm hại mình và làm khổ bạn đọc.


(2)   Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến viết nghiên cứu phê bình với một chủ kiến mạnh mẽ. Phẩm tiết này giúp nhà nghiên cứu định đoạt được số phận học thuật của mình. Trong trước thuật, ông chưa hề khóc mướn vỗ tay thuê bao giờ. Ở xứ ta, có biết bao người tài giỏi  thiếu phẩm chất này nên dễ ăn theo nói leo, thậm chí bán rẻ cả linh hồn chỉ vì vài đấu gạo, tác phẩm cứ luôn đổi màu như chú kỳ nhông, để đến nỗi cuối đời phải than thở sám hối, sự nghiệp đổ vỡ tan tành.
Có chủ kiến mạnh mới có bản lĩnh khoa học vững vàng, bằng tiên giác nhạy bén, Giáo sư đã đưa ra khá nhiều luận thuyết táo gan không ai dám nói. Chỉ riêng luận thuyết “văn học phải đạo” bị đánh tơi tả, nếu ai đó thật sự cầu thị, bớt trịch thượng biết lắng nghe và triệt để sử dụng có thể cứu được cả một nền văn học.
Có bản lĩnh học thuật, Giáo sư mới có thể chịu đựng nổi những thị phi đố kỵ và vượt qua được những bất công lăng loàn của người đời.  


(3)   Trong lúc thiếu gì người dùng cây bút nghiên cứu và phê bình như một công cụ kiếm sống, tiến thân thì Hoàng Ngọc Hiến “Tôi viết phê  bình văn học là để làm sang giá t ác gi ả và sáng giá tác phẩm văn học”. Mục đích cầm bút cao đẹp đó đã chi phối toàn bộ học thuật của đời ông. Hoàng Ngọc Hiến để lại cho đời những trang văn rất đẹp và hấp dẫn. Thiếu mục đích cao cả này người ta rất dễ  bị tha hóa, bị điếm bút hoặc mắc chứng vĩ cuồng. Hiện tượng nhà này bôi bẩn, triệt hạ nhà kia xẩy ra thường xuyên lầy nhầy trên các mặt sách báo là vậy. Bạn đọc khá phiền lòng bởi những tay văn côn  ấy.


(4) Theo định hướng của cái Đẹp, văn phong Hoàng Ngọc Hiến có thần bút  luôn lấp lánh trí tuệ - một thứ trí tuệ của trái tim. Văn chính luận Hoàng Ngọc Hiến sang  trọng bác học hiện đại  mà vẫn nhang nhác cổ điển. Đọc ông, luôn được nhắc nhở người cầm bút viết phải có văn. Tôn trọng người đọc thì phải trau chuốt  từng câu văn như thợ bạc làm nghề.
Học trò tại cầu cảng Sydney - Australia

*

Về nghiên cứu và phê bình văn học triết học, Hoàng Ngọc Hiến là một tấm gương sáng. Ông là một vị sư phụ đáng kính. Nửa thế kỷ chăm chỉ đọc Hoàng Ngọc Hiến, ông nói một, tôi học được năm và làm được cả mười. Tôi rút tỉa được những tinh hoa từ ông nhiều hơn là từ các học giả khác cộng lại. Tôi là một học trò nhỏ giấu tên của người.

Lặng lẽ đứng từ xa chiêm bái một Con Người. Trường viết văn Nguyễn Du tổ chức hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp văn hóa của Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến nhân bát tuần thượng thọ, tôi bạch hóa tâm địa mình ra đây thay một lời tri ân. Kính chúc Thầy vạn an, sống đủ đầy trong tình thương và lòng tôn kính của các môn đệ bốn phương, thung dung bước vào tuổi trường xuân.

Qùa mừng thọ, theo gợi ý của anh Văn Giá, từ nước Australia vạn dặm xa, tôi xin kính tặng thầy Hiến thiên tiểu luận phê bình “Lê Quốc Hán – Khi nhà toán học bắc chiếc cầu thơ” rút từ bộ sách ruột THI NHÂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (đã công bố trên các trang báo mạng internet cách đây vài ngày). Trân trọng mời Thầy ghé thăm quán văn của trò tại


 Sydney, giữa đông 12-7-2010
THÁI DOÃN HIỂU

Sống ở Sydney - Australia

Người đăng: THÁI DOÃN HIỂU Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010 1 nhận xét

Thái Doãn Hiểu trước cây cầu lịch sử
Tác giả THI NHÂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Từ eo biển nơi 200 năm trước hải quân Anh đổ bộ lên Úc châu



Họa sĩ Ống Cống  Sunny Thái Doãn Gia Huy (con Cầu) đang vẽ tranh
Thái Hoàng Trình trên bãi biển Sydney.
Vợ chồng anh Cả Hoàng Cầu - Hải Yến
Hang động do thiên nhiên tạo tác.


Tôny Minh Thái (Con Cầu)

Trước giếng phun thần kỳ.

Thăm thị trấn cổ tích Taiama

Tha hương ngộ cố tri - gặp một cô người Yên Sơn, Đô Lương lấy chồng ở thị trấn này.

Trước pho tượng Phật

Viếng chùa Nam Thiên -  ngôi chùa Phật lớn nhất Nam Bán Cầu

Hoàng Liên chiêm bái Phật.

Đôi bạn cùng chung chiến hào

Ông và cháu Tôny Minh Thái trước ngôi nhà riêng của Thái Doãn Hoàng Cầu

Massage giữa mùa đông.

Chân dung tự chụp

Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng
(Lỗ Tấn)

Con và các cháu.


Cháu Thái Liêu Nguyên Đán (con Trình)


Chơi hồ trong núi cùng gia đình Tiến sĩ Huân và Tiến sĩ Sơn

Một ông bạn già mới của tôi (Cha tiến sĩ Huân) giữa nước non vạn dặm.


Một nửa giang sơn của chúng tôi ở Nam Bán Cầu

Mẹ con và bà cháu.


Bách bộ trên đường phố Sydney

Vớ kỹ sư trưởng phần mềm tin học Thái Hoàng Trình du hành qua các phố.

Phóng viên thu hình

Sau nhà hát Con Sò

Cùng con trai cả PhD Thái Doãn Hoàng Cầu dạo chơi trong công viến Thế Kỷ.

Con dâu cả Mater Hải Yến cùng Tony Minh Thái

Khi nhà toán học bắc chiếc cầu thơ...

Người đăng: THÁI DOÃN HIỂU Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010 0 nhận xét

THÁI DOÃN HIỂU

Kính tặng Giáo sư Tiến sĩ HOÀNG NGỌC HIẾN
nhân bát tuần thượng thọ của người
Sydney ngày 20-6-2010
TDH


Rõ ràng là khoa học – Cái mà Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Quốc Hán đang hành nghề trên bục giảng đường đại học thì không tin bất cứ tôn giáo nào, nhưng thơ ca khám phá con người đưa tâm linh gặp tâm linh của anh lại đang làm cho con người say đắm. Tôn giáo với những tín điêu mông muội ru ngủ làm tê dại con người. Văn học và tôn giáo đều có khả năng làm cho chúng sinh đam mê, song hệ quả của đam mê hoàn toàn khác nhau. Thơ Lê Quốc Hán thấm mặn nước mắt trần gian trước nỗi đau nhân tình hòa tan chút yếm thế của Lão Trang, bừng phát bởi khát vọng của chúa Kitô, pha mùi giác ngộ của Phật Thích Ca. Thấm thía lẽ huyên vi của tạo hóa, dịu dàng mà dữ dằn, thâm trầm mà bạo biệt, lạ mà quen, tân kỳ mà cổ điển, thơ Lê Quốc Hán kiệm lời, dồn nén, bất ngờ, kỳ thú, có sức bật, lan tỏa, đi được đến tận cùng cái thắc mắc trước nỗi đau của Con Người.
#
Để nối hai bờ suy tưởng tâm linh và vũ trụ, nhà toán học Lê Quốc Hán (*) đã bắc một chiếc cầu thơ.
Thơ Lê Quốc Hán là tiếng nói nhâ n danh một kiếp người trước đấng toàn năng, là mối giao tiếp vô hình của tâm linh với các thế lực siêu nhiên. Nhà thơ gồng mình gánh nặng nỗi mình nỗi đời. Lê Quốc Hán ý thức rất rõ con người chỉ là một hạt bụi nhỏ bé được Chúa Trời thổi vào đó ngọn lửa linh hồn, trở thành vật thể đầy trí lực và linh cảm để suốt đời lang thang kiếm kiếm tìm tìm trong cõi thiên hà bao la, tâm linh giao hòa với muôn loài và tiên cảm những gì sắp xẩy ra. Vua Xalômông phán: "Một cái nhỏ xíu nhất của thế giới đều chứa vô biên". Trước cái vô hạn của trời đất và cái mong manh hữu hạn của kiếp phù sinh, muốn tồn tại, con người cần phải nương vào một điểm tựa tinh thần nào đó?

            Vừa chợp mắt đã mơ
            gặp mình nghìn năm trước...
            Sẩy chân sa xuống vực
            gặp mình nghìn năm sau.
                                   
(Giấc mơ)

Ta thử xem "hai cái vô cùng tận" của Paxcan là vũ trụ và tâm linh chứa trong Lê Quốc Hán có những gì?

Vũ trụ rộng lớn tùy theo sức tưởng tượng của ta khi ta mở rộng vô tận các phạm vi vũ trụ. Nó bát ngát trước cái yếu đuối của con người, nhưng lại nhỏ bé trong tầm tư duy của ta. Thực ra, vũ trụ là tâm ta, tâm ta là vũ trụ. Trong tịnh lữ, giữa tâm ta, vũ trụ tạo ra sự phán xét. Thịnh - suy, tròn - khuyết, mất - còn, hội tụ - phân ly, bại - thành, "hoa hồng và gai sắc - mọc chung trên một cành"... Hai mặt đối lập như một nghịch lý bất di bất dịch tạo ra cuộc giao tranh không bao giờ chấm dứt giữa Địa Ngục và Thiên Đàng. Trong cõi mung lung thiên địa đó, Lê Quốc Hán tha thiết cất lời khấn nguyện mong tìm cho mình một lời giải đáp về một chốn nương thân yên ổn giữa bến vô cùng.

Trong lúc ngửa mặt lên trời tìm kiến các vì sao, nhà toán học kiêm nhà thơ tài năng này đã nhìn xuống mặt đất quan tâm đến hết thảy mọi cái đang diễn ra dưới chân.
Tiến sĩ toán học Lê Quốc Hán - Ảnh: laodong.com.vn
Lê Quốc Hán thừa hưởng ở toán học sự ngay thẳng trong lý trí, còn chất thơ làm ngay thẳng các đức hạnh. Toán học đòi hỏi rất nhiều ở trí tưởng tượng bay bổng. Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm của nhà nữ toán học người Nga Covalepscaia khi bà cho rằng không thể trở thành nhà toán học chân chính nếu trong tâm hồn anh ta không chứa sẵn một nhà thơ. Nhà thơ không phải là kẻ tùy hứng bịa đặt những điều vu vơ, phi lý. Nhà thơ phải là người phát hiện được cái mà mọi người bình thường không nhìn ra. Nhà toán học cũng vậy thôi. Toán học thổi hơi thở cảm xúc trong trắng, trực tiếp nhất về cho chân lý. Toán học thuần túy cũng là một thứ tôn giáo. Ý tưởng và sự thực là hai mặt của một tôn giáo thật sự. Phơbách khẳng định: "Tôn giáo lấy cái thiêng liêng làm chân lý, triết học lấy chân lý làm thiêng liêng". Nhà khoa học suốt đời đi tìm chân lý, quý trọng chân lý hơn bản thân mình. Khoa học dạy hoài nghi, chỉ cho ta biết mình còn mông muội, và nó đẩy lùi các giới hạn của sự kỳ diệu. Trong thế giới văn minh hiện đại, khoa học đang dồn đuổi các tôn giáo. Yêu khoa học chính là yêu sự thật. Tính trung thực là phẩm tiết cơ bản của nhà khoa học. Còn tín ngưỡng lại là một phẩm tiết khác, nó là cửa ngõ ra vào của mọi đức tính.

Thấm nhuần các giáo lý Thiên Chúa giáo, Lê Quốc Hán nhìn nhận con người và thế giới trong mối tổng hòa chằng chịt của nó, để vươn lên sống đẹp Đời tốt Đạo. Thơ anh đụng đến nhiều mảng đời thường, lý giải cuộc đời khá biện chứng nhưng lại đẫm sắc màu tôn giáo về kiếp người, về hạnh phúc, nỗi khổ đau, đặt vị trí con người trong vòng tay yêu thương, sống và để cho đồng loại cùng được sống.
Nhắm mắt nhìn xuyên ba cõi
mở ra bụi thế mù lòa
(Ngộ)

Lê Quốc Hán bời bời nhiều nỗi lo. Cái ưu thời mẫn thế trước tiên là lo thời gian đang phi nước đại về cõi tận thế. Làm sao lại không lo lắng bồn chồn được khi “Buổi sáng ngày đi nước kiệu - Xế chiều vó ngựa tên bay – Tiêu phí nửa đời chợt hiểu - Nửa đời còn lại gang tay” (Ngày).Qũy thời gian ngày một co lại, cỗ máy thời gian phóng với vận tốc chóng mặt, khiếp đảm  Thời gian như chuyến tốc hành – Mang theo lá đỏ và anh trở về - Tóc xanh vừa lỗi lời thề - Thoắt thành mây trắng cuối hè bay ngang” (Bài thơ thời gian). Nỗi sợ hãi bao trùm nghiệt ngã “Trẻ ngỡ mình nặng nhất – già thấy mình nhẹ tênh - Thời gian như rìu sắc - Đẽo bạc cả đầu xanh” (Ngẫm). Anh thương cõi đời “Nép dưới đất đời gọi mình là dế - Lên cành cao ta hóa chú ve sầu” (Dâng). Anh đau kiếp người ngắn ngủi “…chớp làn mi - kiếp này lỡ nhịp mong gì kiếp sau” (Cầu). Ngước mắt nhìn lên, thi sĩ thấy “Phù du sớm nở tối tàn -  vẫn dài hơn kiếp hồng nhan giữa đời” (Phù dung); cúi đầu xuống, nhà giáo “ngậm ngùi thay kiếp phù du – hương hoa đầu sớm sa mù cuối đêm” (Thu). Sống không cẩn trọng là tiêu đời ngay “ Bấm nhầm một đốt ngót tay – Trăm năm rút lại một ngày. Hư không”. (Vòng đời). Chúng ta đang sống đây nghĩa là ta đang chết, Lê Quốc Hán “Đêm nào cũng mơ thấy toàn đá – nhẹ nhàng đặt xuống ngực tôi -Trái tim một thời băng giá - bỗng nghe ran nỗi đau đời” (Đá). Lê Quốc Hán bảo “sống đẹp một đời khó nhất : cái chết”. Bởi thế, nhà thơ thật sự lo cái sống, hãi cái chết :
Người còn xanh cỏ trên mồ
Ta còn bạc tóc đến giờ lâm chung
Thuyền chưa neo bến tương phùng
Trái tim nửa đập, nửa ngừng vì đau.
(Tình ma)
Lê Quốc Hán nhận thức được rất sáng rõ chuyện địa ngục và thiên đàng, nó hiện diện ngay ở trong tâm con người chứ không phải ở ngoài vào. Càng sống, Lê Quốc Hán càng nghiệm ra “Cuộc đời nửa thực nửa hư – bàn tay nắm chặt mà như mở rồi” (Phù du). Phải sống thực chứ không ảo tưởng tìm kiếm ở chốn xa xăm “Những câu chuyện chẳng thể tìm trong sách - vẫn trẽn trơ có mặt trên đời” (Pattya). Trong “Cuộc đời sớm rủi chiều may – bây giờ cát sỏi – mai ngày kim cương” (Ngỡ 2). Lê Quốc Hán không khỏi thở dài hoang mang “Ban ngày sấp ngửa sống - Sấp ngửa một bàn tay – đêm về tìm lại bóng - giật mình ngỡ bóng ai” (Tự  thán). Lê Quốc Hán tỉnh táo nhìn nhận “Mong manh không hoàn thiện – là hạnh phúc con người” (Như). Sống được ở trên đời thật khó, những tập tục, thành kiến, quyền uy vây bủa con người “Những tị hiềm muôn kiếp - rụng đỏ bờ cô đơn” (Đoản khúc). Đến bên tượng con vật đầu người mình sư tử ở Ai Cập - biểu tượng kỳ bí nhất về Con Người, Lê Quốc Hán đăm đắm hỏi “Sáu ngàn năm phù du, tìm sao ra thật giả” (Viết bên tượng nhân sư). Đến thăm Công viên Thế giới ở Bắc Kinh, giữa một thế giới kỳ vĩ thu nhỏ, anh nhận chân ra “Lịch sử rút ngắn – dăm cuộc bể dâu - đọc đến trắng tóc – chưa xong trang đầu”. Đứng trước một đại kỳ quan khác, anh cũng chỉ thấy “Xa trông Vạn Lý Trường Thành – mong manh sợi chỉ thêu quanh vòm trời – Bao nhiêu thế kỷ vèo trôi - vẫn nguyên vẹn chuyện khóc cười thế gian” Chuyện khóc cười gì vậy ? Đó là bước lặp lại “máu người vẫn đổ vì tay con người”. Viếng Cố Cung, trước nguy nga tráng lệ xa hoa lầu son gác tía đầy quyền lực, nhà thơ cứ thắc thỏm tìm kiếm “hình như cái đẹp trong thường  ẩn mình lánh mặt”.
Cuộc đời này thật lắm yêu thương nhưng cũng quá nanh nọc xảo trá, phản trắc “Lưỡi phun nọc rắn đùa chơi - Bẻ hoa rồi dạy cuộc đời yêu hoa”. Anh phải thường trực âm thầm sống trong tâm trạng “Khi vui ứa lệ, khi cười đớn đau”. Đành thế, trái đất vẫn vận hành theo lối đi riêng của nó, và người đời vẫn tha thiết âm thầm hy vọng “Dù tốt đen tốt đỏ - vẫn mơ hồi nhập cung” (Quẻ). Dẫu vậy, nhà thơ đinh ninh khẳng định trong một điều ước nhỏ nhoi duy nhất “Đừng lo trên mộ hậu thế khắc gì – mong đời quá ngọ bạn đừng thưa đi” (Thơ hai câu) Buồn lo ngổn ngang trăm thứ, anh còn lo cái đẹp truyền thống đã định hình bao đời giờ bị phá vỡ bởi cuuộc sống công nghiệp trong cơ chế thị trường xô bồ hỗn tạp:
Vườn xưa bướm chẳng buồn bay
ngõ xưa ong chẳng còn say lối về
Nhẹ tênh tênh một lời thề
hoàng hôn sập xuống phút kề giao môi
Trầu cau ngã giữa lòng vôi
có còn rỉ máu như thời xa xưa?
(Cũ)
Khi con người thông thương đường đến muôn nơi, lên được cả cung trăng, nhà thơ đau đáu "Sao đường ở giữa thế gian – Người không mở được lối sang với người" (Đường). Con người sống khép kín lòng mình như những ốc đảo chơ vơ giữa đại dương. Ai đánh mất nơi Thiên đường chính là tự chuốc lấy niềm đau nơi Địa ngục. Xưa hái hoa hồng, Lê Quốc Hán bị gai đâm phải tay chảy máu, nay hái hoa hồng anh biết tránh gai đâm, nhưng làm sao nhà thơ lại “Úp mặt xuống chùm gai tua tủa – khóc tim mình không còn chút nhói đau” ? Giữa cuộc vật lộn mưu sinh trong cơn xoay lốc kiếm tiềm đã tạo ra bệnh vô cảm làm tê liệt hồn người mất rồi ! Từ chính bản thân mình, Lê Quốc Hán quyết khám phá tâm địa con người theo cách Đi giữa đất trời đường thẳng ngắn nhất – Đi vào lòng người theo đường dích dắc”. Để thanh lọc mình, Lê Quốc Hán thắc thỏm sám hối thành khẩn, tự giác xưng tội vì lầm lỗi của mình hay tội lỗi của người đời?
Xin đừng mở vội ngày ơi
dám đâu  nhìn thẳng mặt trời mai sau
Trót đem vàng trộn vào thau
cậy màn đêm gói nỗi đau chôn mình.
(Sám hối)
Sống giữa cuộc đời, ta phải mang gánh nặng ân sâu nghĩa cả, nợ nần. Lê Quốc Hán thật trân
trọng và tìm mọi cách trả món nợ đời không cách chi trả nổi này :
Cuộc đời vay trả, trả vay
thời gian đặt nặng vào tay chất chồng
Nợ từ thuở mới lọt lòng
sữa thơm của mẹ, máu hồng của cha.
Nợ từ một điệu dân ca
nợ quê hạt gạo phù sa  lở bồi.
Nợ em tần tảo một đời
nợ con một ánh mắt cười thơ ngây
.
(Nợ)
Đức Phật dạy đời là bể khổ để khuyến thiện. Đức Chúa Lời lấy địa ngục răn đe cái ác. Trộn lẫn hai triết thuyết làm hạt nhân tư tưởng, Lê Quốc Hán lên tiếng cảnh tỉnh con ngườiTrót sa địa ngục đọa đày – vùi trong nước mắt chuỗi ngày hư vô”.
Thầy Mạnh Tử bảo “Nhân chi sơ tính bản thiện”, nhưng Tuân Tử bác lại “Nhân chi sơ tính bản ác”. Thiện ác đối đầu trong mỗi con người. Thiện ác giao tranh quyết liệt để sinh tồn.
Người ơi! Sao nỡ giận người
Trắng đen một sắc khóc cười một âm
Mẹ sinh ra vốn thiên thần
Quỷ Sa tăng trút bụi trần lên vai
Héo hon một mảnh hình hài
Nào ai kịp trả cho ai vẹn tròn
Mai sau thịt nát tình còn
Sá chi hạt bụi cứa mòn gót chân
.
(Gửi bạn)
Không có nghệ thuật nào cao đẹp hơn lòng tôn quý con người. Bằng cách “Muốn hiểu con người mở to đôi mắt - Muốn nhìn rõ mình nhắm mắt rõ nhất”, ngộ ra khá nhiều điều về thân phận con người, “Người ta tìm nửa của mình – Tôi đi tìm mãi dáng hình riêng tôi”, Lê Quốc Hán luôn vươn lên sống thanh sạch không để sa vào những tục lụy đời thường “Người đi dạm ngọc mua vàng - – tôi về chuộc cảnh thế gian khóc cười… - Người đi tích bạc góp tiền – Tôi về gắng giữ nét riêng hồn mình” (Mua). Anh luôn chủ động trước mọi nghịch cảnh “Gặp phong trần gội phong trần – xanh xao hồn dại mơ phần thanh cao” (Nẻo về). Tuy vậy, giữa cái đen bạc của nhân tình thế thái, nhà thơ trân trọng hiểu đúng phẩm giá và tin ở năng lực của Con Người :
Thiêng liêng nhất: linh hồn
vĩnh hằng nhất: tình yêu
phù du nhất: của cải
Nhỏ bé, bình thường, lớn lao, vĩ đại
Nếu không có Con Người vạn vật chẳng sinh sôi
Nếu không có con người trái đất hóa mồ côi.
(Con người)
Đức hy sinh dâng hiến cho đời của Con Người thật cao cả:
Chốn phù du ai yêu lá xác xơ
rơi xuống đất vẫn lết mình về cội
chờ gió lạnh từ phương Bắc tràn tới
tự thiêu mình gửi tro ấm dâng cây
.
(Hiến tế)
Và, được làm Người ở giữa thế gian, nhà thơ cũng chẳng mong gì hơn ngày mãn thế “Trang  sách ngày xế bóng - chiếc gậy lúc về già - tiếng chuông chùa khản giọng - tiễn hồn mình đi xa”.
*
Lê Quốc Hán quả là người ham sống, cứ là cuống quýt, vồ vập “Trái đất ơi ngược vòng quay – Cho ta trở lại cái ngày đầu tiên”. Nhà thơ thường sống bằng hoài niệm. Anh không thể nguôi ngoai về mối tình đầu dang dở để lại vết thương lòng khá sâu và không bao giờ hóa giải nổi. Anh đã thành tâm tự thú:
Giật mình trong cõi luân hồi
Biết đâu kiếp trước chính tôi phụ  nàng
(Luân hồi)
Dằn vặt  với lòng mình, Lê Quốc Hán trở lại ngôi trường xưa sơ tán, góc vườn cỏ đã mọc xanh um che kín chỗ hai đứa ngồi tình tự “Hình như nước mắt ai đêm qua chảy - để bây giờ hóa kiếp giọt sương rơi” (Hóa kiếp). Nhà thơ sực tỉnh, thì ra tình yêu cũng chỉ là một trò đùa của tạo hóa “Sợi tình yêu thả vô hình – mong manh nối những trái tim dại khờ” (Nối). Dẫu ngọt ngào, tình yêu ấy vẫn chứa chan vị đắng, hể hồi tưởng là lòng lại tái tê. Đầy trắc trở gập ghềnh, yêu đương ngắn ngủi, than thở dài lâu:
Ý nghĩ em chi chít mọi nẻo đường – sao nẻo nào cũng đưa anh về ngã năm ngã bảy – Ôi ! Nếu tim em chỉ mở trời xanh không đáy - hỏi tình anh biết hạ cánh phương nào?” (Đáy).
Xin chúa trời hãy rộng lòng tha thứ - Khi chúng con muốn vươn tới gương người – Dao tình yêu cắt hạt bụi làm hai - thổi vào đó một linh hồn bé bỏng” (Hạt bụi)
Thơ tình Lê Quốc Hán có cái giọng khổ lụy “Lời yêu đậu giữa làn môi - Thuyền tình đã cuốn về khơi mịt mùng” (Một thoáng); có cái đắm đuối “Sóng xanh tung vó phi nghiêng ngửa - bỏ mặc thuyền tình chếnh choáng say”; có lời tự bạch bổi hổi tương tư “Xa em mới độ vài con nước – Lòng đã dào  lên sóng bạc đầu” (Sông La); có lời dặn đợi đầy yêu thương “Xin đừng ướt đỏ đôi mi - Kẻo mai ngập hết đường đi lối về” (Muộn); có hy vọng bếp bênh “Phút gặp nhau mầm đau khổ vội gieo - Giờ li biệt lại hẹn mùa nẩy lộc” (Hạt bụi). Nợ tình đã mắc, khối tình trọn kiếp chưa trả được, cái dằm cứ nằm nghẹn giữa tim.
Mắt nai ai vẽ nên quầng
trái tim khuyết nửa mà không hẹn tròn
Lời thề dạt phía đầu non
dáng hình sóng vỗ vẹt mòn bến sông

Xin người mở cửa hư không
cho tóc thay lá, cho giông thay mùa.
(Xin)
Những vết thương do tình yêu gây ra dù không làm người ta tử thương nhưng chẳng bao giờ chữa lành được. Người khát tình yêu nhất là người bị tước mất người yêu.
Thôi em cứ việc đi tìm
Cho môi khỏi héo cho tim khỏi tàn
Biết đâu cuối bến trần gian
Người xưa vẫn đợi em sang một bờ.
(Dỗi)
*
Muốn giãi bày những ẩn ức tâm nguyện, Lê Quốc Hán thường nhờ ngoại cảnh để bày tỏ. Anh  mượn nhiều nhất ở thiên nhiên. Hệ thống hình tượng được nhà thơ dùng khá đậm là sương, gió, con thuyền, dòng sông, bến bờ, niết bàn, địa ngục, cõi tiên, cửa Phật...
Vì sao anh yêu sông đến vậy ? Nguyên do lòng yêu sông nước của Lê Quốc Hán là thế này đây “Cha tôi sinh bên dòng sông Ngàn Sâu, nơi có thác Vũ Môn ngẩng cao đầu hùng vĩ - Mẹ tôi sinh bên dòng sông Ngàn Phố trong xanh, chảy êm đểm như dáng đi của  mẹ…” và  tôi sinh ra từ giấc mơ, nơi hai con sông hòa vào nhau trước khi về biển cả”. Có lẽ vì thế mà hình tượng dòng sông trở thành nguồn nước nuôi sống nghệ thuật thơ anh. Hễ gặp sông là như anh gặp lại chính mình. Đây là con sông Cả ở quê nhà “Giang Đình bến cũ lau thưa – Sông Lam sóng vỗ nát bờ cỏ hoang” (Nẻo về). Vào Huế gặp sông Hương, con sông chảy lững lờ trong hoài niệm “Ầm ầm tiếng sóng – tan trong thinh không – ào ào tiếng sóng – chìm trong mênh mông – nghìn năm sót lại - điệu hò trên sông” (Âm thanh). Sau này, khi bàn chân đã đi khắp thế gian, gặp những dòng sông ở xứ lạ quê người anh vẫn thấy cái chung “Các dòng sông không chỉ chảy theo một hướng. Có dòng sông từ Tây đổ xuống, có dòng sông từ Nam cực chảy lên. Nhưng tất cả các dòng sông là bạn hiền giúp con ngưìơi viết  nên lẫy lừng bao trang sử” (Khúc hát về những dòng sông). Lê Quốc Hán đã nhìn xuyên suốt được cả những dòng sông tưởng tượng trong cổ tích “Cầu Ô vừa mới bắc qua - Vụt nghe lụt cuốn Ngân hà trôi trăng” (Tiễn thu). Nhà thơ còn ám ảnh với dòng sông thời gian. Cảm thức thời gian đã thành những ký hiệu học tạc vào tâm linh “Sông thời gian uể oải – sóng thời gian vật vờ - Linh hồn không bánh lái – trôi ngược dòng hư vô” (Ngã). Lê Quốc Hán không vẽ cảnh thuần túy mà chỉ nhờ cảnh để giãi bày linh nguyện,  tạo chiều sâu tâm trạng “Tràng Tiền nhịp thấp nhịp cao - Nhịp ra thả nhớ nhịp vào thả thương - Chiều tà nghe thỉnh hồi chuông – Linh hồn rụng xuống dòng Hương ướt chìm”. Thăm cố đô Huế, nhà thơ dệt được bức tâm cảnh rất có hồn “Hạt cát tuổi thơ - lớn thành núi Ngự -  Hương giang mộng  mơ – neo hồn viễn xứ - Chuông chùa Thiên Mụ - đổ thành tòa sen - Vầng trăng thôn Vỹ - cháy thành mắt đen” (Ảo). Lê Quốc Hán nhìn Đà Lạt mới mẻ khác hẳn cách nhìn của các nhà  thơ  khác “Prenn thác trắng xòe tay trắng - vuốt mái tóc dài Lang Bian”… “Mình ai lẻ bóng tim dồn dập – thoáng thấy hình ai dưới đáy đồi” (Đà Lạt); những là “Mắt đen rơi ướt lời chào - rượu dâu tằm rót lệch vào tứ thơ”; những là “Tóc rơi nhuộm trắng đêm rằm – Sông xưa nghẹn đổi mấy lần phù sa” (Sông xưa); những là “Một chiếc lá rụng xuống – Cây buồn quên nở hoa - một ngôi sao rụng xuống - lệ rơi vơi Ngân Hà” (Rụng)… Ở đây những tiểu xao nghệ thuật thơ của Lê Quốc Hán là tín hiệu giúp chúng ta bước vào thề giới chưa được biết.
Bốn mùa xuân hạ thu đông luân chuyển, Lê Quốc Hán cảm thu sâu hơn cả “Lá vàng rơi lúng liếng – Cùng mùa thu sẻ chia” (Tiễn). Với anh, mùa thu chỉ đơn giản thế này “Cánh cò sà xuống tóc xanh – Mây in đáy mắt là thành mùa thu” (Thu). Thu không chỉ thơ mộng mà còn “Nửa đau lá rụng lạc vườn - Nửa sầu trước bão cánh chuồn bơ vơ” (Cảm thu). Cõi lòng thi nhân được xoa dịu “Neo mùa thu ở bên thềm – đón sương rơi xuống cho mềm nỗi đau” (Tiễn thu); “Câu thơ nào viết vội – run dưới chiều heo may – câu thơ nào cứu rỗi – nương bóng thu hao gầy” ( Sám hối thu). Thu với những mất mát, cách xa “Mùa thu mùa của chi ly – nên con sông chảy chẳng khi nào ngừng” (Tiễn thu). Lê Quốc Hán ký họa một  nét thu khác rất Lêvintan “Lá vàng rải nắng sau mưa  - Nắng vàng dát áo bào xưa. Ráng trời – Lâu đài đổ bóng. Sông trôi – Nghìn thu thu lại trong đôi mắt gầy” (Nét thu). Anh bàng hoàng thảng thốt “Giật mình một tiếng chìa vôi hót – trong đám cúc vàng lốm đốm thu” (Vô đề).  
Trong cuộc “hành trình không biên giới", đâu chỉ "mòn tay giở Phúc Âm" là tìm ra được lời đáp cho cuộc sống. Cõi phù sinh chỉ là ảo giác, lênh đênh bèo dạt mây trôi, khiến thơ Hán nặng trĩu buồn. Anh không buồn vì sinh kế khó khăn hay những chuyện thế sự lặt vặt như nhiều người làm thơ khác, thơ Lê Quốc Hán cháy bỏng khát vọng về nguồn với tầm triết lý mang tín ngưỡng tôn giáo và khoa học sâu sắc. Nỗi sợ hãi trước cái chết quẫn bách tạo nên lời khấn nguyện linh thiêng. Vonter đã chỉ ra  "Khám phá chân lý và thực hành tốt điều đó là hai mục tiêu quan trọng của triết học". Xưa, triết gia chỉ mổ xẻ chứ không điều trị, bởi thế nó chỉ an ủi con người bằng các xác tín vô ích của nó. Nay, nhà triết học phải tìm cách cải tạo thế giới, phát giác bề chưa thấy, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa như Chế Lan Viên thường bảo. Triết luận chính là một cách hoài nghi để tiếp cận với chân lý.
Cuốc đời này là gì? Thực chất nó chỉ là:
Như giọt mưa mùa hạ
chưa chạm đất đã khô
Như que diêm trao l
ửa
thoắt biến vào hư vô.
(Như)
              
Đứng trước cái bao la của vũ trụ, cái hạn hẹp của thời gian, cái mong manh của kiếp người, Lê Quốc Hán ưa triết lý. Kể ra, triết luận chẳng có gì khó, cái khó là làm sao đừng để những duy lý cũ chen ngang giữa ta và sự thật. Tiếp cận với triết học, con người sẽ trở nên vô thần, nhưng nếu thấm nhuần vào triết học nó sẽ dẫn ta đến với tôn giáo. Các tư tưởng không phải là vật trang sức, nó cần được phơi ra trước ánh sáng. Con người phải am tường hiểu rõ điểm mạnh, yếu của bản thân. Bởi vậy, không có một quan điểm nào hoàn hảo tới mức nó hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Bức tường định kiến cũ kỹ phân cách giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, giữa thế giới tinh thần và thế giới vật chất, giữa hữu hình và siêu hình đã đổ sụp trước sự kiểm chứng khắt khe của thực tiễn cuộc sống.
Ở những văn nhân có nhân cách, tâm hồn nghệ sĩ thường bắt gặp triết gia. Là con chiên "chẳng đắm mê Thiên Đường", là Phật tử "Niết Bàn không màng tới", triết luận của Lê Quốc Hán không khô khan, đầy thổn thức, chứa chan vị đời trong một giọng nói giản dị và mềm mại:

            Ngu ngơ chạm phải ao làng.
            Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay.
                                    (Bài thơ thời gian).

Ở tuổi trí thiên mệnh, với thơ, nhà toán học đã dùng trí tuệ của mình bắc cầu nối hai bờ xa thẳm tâm linh và vũ trụ. Lê Quốc Hán đã phản tỉnh được những vấn đề cốt lỗi của nhân loại, cái mà loài người vẫn loay hoay chưa ý thức ra được: nhận đường! Cuộc đời thì rất thật, nhưng thực ra nó chỉ là một ảo ảnh:

            Cỏ xanh đang đợi trước mồ
            Thương tôi tôi vẫn mơ hồ kiếp tôi.

Hình hài cát bụi phiêu lãng suốt hai tập thơ, làm bầm dập cả cõi lòng "Nụ cười và nước mắt - chia đều cho em anh". Thơ Lê Quốc Hán là cái nhiệt kế nhạy cảm trước mưa nắng đời người. Những vần thơ "vụng cải rơi kim" của anh mở lòng ra với mênh mang tình người, biết yêu ghét đúng mực từ cái "tôi" đơn lẻ", nhỏ nhoi của riêng mình.

            Tóc xưa xanh một màu mây
            Nay thành mưa trắng rơi đầy áo nhau
           
                                   
(Muộn)

Và thế là, Lê Quốc Hán đến với thần Lưu Linh như một dẫn chất đưa con người hưởng một thú vui trần thế hơn tìm lãng quên như bao gã Chí Phèo khác.
Chén này xin gắng gượng thêm
cho đau khổ lặn cho phiền muộn tan
Mai sau tới cõi Niết Bàn
biết đâu còn được say tràn cung mây…
Thương nhau như bát nước đầy
Có say giờ cũng chỉ say với mình
Than ôi ! Cái giống hữu tình
Thịt xuông dẫu nát, tâm linh mãi còn.
Rượu hồng tưới ngọn cỏ non
mai sau trĩu quả bồ hòn. Ngậm chung.
(Mời rượu thanh minh)
Tỉnh và mơ, thực và ảo, trước “Rượu trần vừa ngọt vùa cay - ước gì tít một lần say. Ước gì” (Khoảng riêng tôi), Lê Quốc Hán rất thật tình với mình và cởi mở cùng bạn đọc. "Trót sinh ra để yêu thương - xòe tay nhặt hết hạt buồn gần xa". Tâm hồn anh lắng đọng, nhỏ nhẹ và buồn thấm cất lên lời độc thoại. Giữa cái lãng đãng cốt cách Đường thi, cái sương khói nhạt nhòa của dân ca xứ Nghệ ở các bài thơ, ta bắt gặp sự tỉnh táo đọng lại ở nhiều câu chữ.
Phải thừa nhận rằng tính linh Lê Quốc Hán luôn hướng tới cái đích cái đích cao cả tuyệt mỹ là Đấng Siêu Nhiên, nhưng lại bị chi phối bởi hai tôn giáo :Thiên Chúa giáo từ phía bà mẹ và Phật giáo từ phía người cha. Thi tập Lời khấn nguyện nghiêng về phần nửa thứ nhất khi anh đi tìm bến bờ ? thi tập Bến vô cùng phản ánh phần nào nửa thứ hai khi anh tìm về cội nguồn này chăng ? Còn tập Mạc khải, và   là sự dung hòa hai ý tưởng trênđể làm hành trang khởi sự đi xa ? Rõ ràng là khoa học – Cái mà Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Quốc Hán đang hành nghề trên mục giảng đường đại học thì không tin bất cứ tôn giáo nào, nhưng thơ ca khám phá con người đưa tâm linh gặp tâm linh của anh lại đang làm cho con người say đắm. Tôn giáo với những tín điêu mông muội ru ngủ làm tê dại con người. Văn học và tôn giáo đều có khả năng làm cho chúng sinh đam mê, song hệ quả của đam mê hoàn toàn khác nhau. Thơ Lê Quốc Hán thấm mặn nước mắt trần gian trước nỗi đau nhân tình hòa tan chút yếm thế của Lão Trang, bừng phát bởi khát vọng của chúa Kitô, pha mùi giác ngộ của Phật Thích Ca. Thấm thía lẽ huyên vi của tạo hóa, dịu dàng mà dữ dằn, thâm trầm mà bạo biệt, lạ mà quen, tân kỳ mà cổ điển, thơ Lê Quốc Hán kiệm lời, dồn nén, bất ngờ, kỳ thú, có sức bật, lan tỏa, đi được đến tận cùng cái thắc mắc trước nỗi đau của Con Người.

Nhà thơ Hoàng Hưng suốt đời đi "tìm mặt" trong tuyệt vọng, Lê Quốc Hán cũng đi tìm mặt mình. Khó lắm. Anh chỉ mong "Mai sau từ giã cõi người - biết đâu tìm được chính tôi bây giờ"?
*

Xuất thân trong một gia đình trí thức, cha chú của Lê Quốc Hán đều am hiểu văn hóa phương Tây, đặc biệt sành văn học Pháp. Mẹ anh là một con chiên sùng đạo. Người lớn lên bằng sữa mẹ, ca dao, thơ Nguyễn Bính, kinh Sấm truyền, kinh Phúc âm, và những tủi nhục bất công chồng chất.

Vốn là một thần đồng toán học, Lê Quốc Hán đã phải chịu nhiều long đong lận đận suốt cả thời niên thiếu bởi "chủ nghĩa lý lịch" khắc nghiệt. Năm học lớp 7 (1965), anh đoạt giải học sinh giỏi toán toàn miền Bắc. Lớp 8 thi vào chuyên toán Đại học Tổng hợp đạt điểm 20,5/20, nhưng địa phương hẹp hòi không cho cắt hộ khẩu chuyển đi. Lớp 9 anh đoạt giải Nhất cuộc thi toán do báo Toán học & Tuổi trẻ tổ chức (Từ đó, Lê QuốcHán đã gắn bó chặt chẽ với tờ báo này cho đến ngày nay). Lớp 10, anh đi thi học sinh giỏi cả hai môn văn và toán ở tỉnh, nhưng bị can thiệp của địa phương nên bài không được chấm. Giống như mười năm "đóng cửa tạ sách" của Phan Huy Chú, Lê Quốc Hán đành phải cam chịu cày ruộng ròng rã suốt mười năm trời (!?). Hán chỉ may mắn khi gặp được Giáo sư Lê Văn Thiêm lúc đó (1976) là viện trưởng Viện Toán học Việt Nam phát hiện ra, thưởng vì có kỳ tích trong việc nghiên cứu và giảng dạy toán sơ cấp, đã đề nghị đặc cách cho anh vào thẳng Đại học Sư phạm Vinh không qua kỳ thi chung. Lê Quốc Hán học Đại học và Thạc sĩ đều giỏi, đứng thủ khoa. Nhưng rồi mãi đến tuổi 42, trường mới mở khóa nghiên cứu sinh đầu tiên, anh được cử đi học, bảo vệ thành công học vị Phó Tiến sĩ. Các lĩnh vực khác không nói làm gì, về toán học hiện đại, tuổi ấy là quá muộn để sống với nó. Chính trong những năm tháng sống mất thăng bằng đó, Lê Quốc Hán đã đến với thơ, dưới sự dìu dắt của nhiều người. Người ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất là nhà thơ nhà giáo Hà Quảng.

"Với tôi, thơ là con thuyền độc mộc chở tâm linh v ượt mọi ghềnh thác để đến bến vĩnh hằng";  với "thập tải phong trần" (mười năm gió bụi - chữ dùng của Nguyễn Du) làm chất liệu sống cho thơ, Lê Quốc Hán hành hương về nguồn. Chẳng tìm được gì cả trên con đường thẳm gập ghềnh, buồn nản và vô vọng đó, nhưng Hán đã hái được nhiều hoa thơm, xoa dịu được phần nào trái tim tan nát của mình, mặc dù anh không có ý định trở thành thi nhân.
Xin người hãy sống thêm một ngày lương thiện
Để đón chờ một đêm tối trong lành
Để thời gian sợi chỉ đỏ mỏng manh
Thêu nốt chuỗi tháng năm vào vô tận
.
*
Cuộc đời thì ngắn mà nghệ thuật lại dài.Trong thơ, Lê Quốc Hán đã và đang có ý thức kiến tạo cho mình một thi nghiệp. Lê Quốc Hán đã dằn vặt vì thơ và thường xuyên bị thơ hành “Câu thơ vô ảnh vô hình – Tháng năm vắt kiệt con tim dại khờ - Rời bờ thực cập bến mơ - Nửa tin quá khứ nửa ngờ mai sau” (Đợi). Cuộc đời cũng có duyên với anh, luôn cổ lệ nhà thơ yêu quý của mình “Vầng trăng khi tỏ khi mờ - Hỏi người thi sĩ có còn làm thơ – Nửa đời đi thực về mơ – Lênh đênh thuyền lá cập bờ bến chưa ?” (Một thoáng). Lê Quốc Hán cũng quằn quại đau đớn lắm khi lâm bồn đẻ thơ “Bài thơ rỏ máu từng câu - Ước chi người đọc cho sầu  muộn tan” (Gửi). Anh lo sợ nhất là  những câu thơ sinh hạ chẳng linh hồn” (Tháng mười). Và, thật là sung sướng khi nhà thơ cho ra đời được những đứa con tinh thần sáng giá “Chập chờn đợi phút thăng hoa – câu thơ nối được hồn ta hồn người” (Đợi). Lê Quốc Hán nhắn gửi ước nguyện “Mai sau thi sĩ về trời – Câu thơ ở lại với người mai sau” (Mai sau), bởi mục đích cao cả của người thơ là thái dộ nhập thế và tìm đường. Nhà thơ muốn xác lập cho mình một thi pháp “mỗi người trong bọn họ đã tạo cho mình một thế giới, riêng, một vũ trụ riêng, một tâm linh riêng” (Vũ trụ và tâm linh). Lê Quốc Hán tích cực làm thơ, xem thơ là cứu cánh sống. Anh tuyên ngôn “Đã toan lấy bút làm chèo – Con thuyền nhân ái khi neo cuối trời” (Dã tràng). Nhà thơ quan niệm “Câu thơ hay phải phản ánh chân thực những khía cạnh sâu kín nhất của linh hồn con người. Lòng nhân ái là nền tảng vĩnh viễn của thi ca”. Ngổn ngang giữa tâm thế thường trực”Mong manh và hư ảo – sáng, gánh nặng mặt trời - chiều, nhuôm hoàng hôn tím” (Sương), tâm linh tình nguyện hướng tới cõi vô cùng, Lê Quốc Hán đã ít nhiều tiên cảm được sự trường cửu của thi ca.
Trăm năm thơ sẽ theo người
vùi trong hoa cỏ khóc cười phù du
Người trôi về bến thiên thu
thơ tan vào cõi tuyệt mù thế gian
.
(Tự khúc)
Trong lúc trau dồi nghệ thuật đề hướng về cái Đẹp, nhà thơ nhớ đừng tước mất năng khiếu toán học trong tâm thức mình, vẫn sao cho “trong thơ có toán, trong toán có thơ” (Chữ của Đặng Hấn), bởi thơ ca vẫn rất cần sự lạnh lùng của logic diễn dịch. Với thơ, nghệ thuật không được phép già nua và nông cạn.  

Với điểm tựa là tâm linh, cùng cách giãi bày biệt lập, thơ Lê Quốc Hán là sự dung hòa giữa thơ và hiện thực, ẩn chứa chiều sâu cuộc đời trong một giọng thơ dung dị, đằm thắm, giàu suy tư, hướng thiện. Lê Quốc Hán làm thơ đều tay, rất ít bài trung bình, phần lớn khá trở lên. Thế mà người chỉ nguyện cầu:
Cát vàng sóng cuốn về khơi
 Chỉ mong sót lại thơ tôi một dòng

                                   
(Dã tràng)
*
Song hành đều đặn với thơ và chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc cả nước, vài ba năm trở lại đây, người ta thấy Lê Quốc Hán còn xuất hiện trê các báo với tư cách người bình thơ. Anh thẩm khá sắc và tinh tế những bài thơ hay của các nhà thơ bất luận lớn bé. Viết được một câu thơ hay, một bài thơ hay đấy là tài năng, nhưng nhìn ra được thơ người khác hay, rồi đem cái sở học cùng tấm lòng tri âm của mình thẩm định quảng bá cho mọi người cùng thưởng lãm thì đấy là đức hạnh. Điều này, xét cho cùng cũng là một thứ tài năng, bởi cái tài lớn nhất của một bậc trí là thừa nhận người khác có tài. Anh vốn có tài thơ, nay thêm có đức hạnh. Tài và đức - đôi cánh này sẽ giúp thi nhân bay cao, bay xa vào bầu trời thơ của mình.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định về thơ ca, trong khiêm nhường đầy tự tin, Lê Quốc Hán vẫn thấy nghiệp thơ của mình mới chỉ là sự mạc khải (mở màn). Anh nhỏ nhẹ bảo “Trót sinh ra gi ữa thế gian đầy bí mật, nguyện trăm năm làm một cu ộc du hành” (Nguyện).

Đọc Lê Quốc Hán, tôi cứ mường tượng tới một Hàn Mặc Tử mới đang tái thế với một tầm vóc văn hóa cao hơn. Hãy thử chờ xem!


------------------------------------------------------------
(*) Phó Giáo sư, Tiến sĩ LÊ QUỐC HÁN còn có bút danh khác: Ngọc Hà, sinh ngày 16-4-1949 tại làng Dinh Cầu, xã Kỳ Châu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Quê cha mẹ: xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Năm 1968, tốt nghiệp phổ thông. Từ 1968-76: làm ruộng và dạy học ở quê nhà. Năm 1976-80: học khoa Toán Đại học Sư phạm Vinh. Năm 1980-81: học thạc sĩ ngành Toán, Đại học Sư phạm Vinh. Năm 1982-91: giàng dạy tại khoa toán Đại học sư phạm Vinh. Năm 1991-95: làm nghiên cứu sinh, tháng 1-1996 bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ toán học hiện đại với đề tài Sự liên hợp các p-nhóm con Sylow của nhóm compact địa phương.
Từ 1996 đến nay vẫn tiếp tục giảng dạy tại khoa toán trường Đại học Sư phạm Vinh. Lê Qu
ốc Hán vẫn tiếp tục nghiên cứu toán học, đã có một loạt công trình in trên tạp chí Jounal of computer scien and cybernetic; được Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư toán học (ngày 15-10-2003)
Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An (1996)
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2002).

Đã in: Lời khấn nguyện, Hội Nhà văn 1996, Kỳ Vọng (chung với 5 nhà thơ gốc toán: Thạch Quỳ, Lê Quốc Hán, Vương Trọng, Đặng Hấn, Phi Tuyết Ba), Văn nghệ TP Hồ Chí Minh 1998; Bến vô cùng, Nxb Văn học 1999; Mạc khải, Hội Nhà văn , 2004; Bất biến, Hội Nhà văn 2009.
Giải thưởng thơ :
Tạp chí Sông Lam 1999 - 2000
Báo Tiền Phong 1999 -2000
Tạp chí Tài Hoa Trẻ 2000 - 2002
Giải nh
ất  giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương 1997 – 2002 cho tập Bến vô cùng

(Rút từ bộ THI NHÂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI)
THÁI DOÃN HIỂU
Thái Doãn Hiểu trước nhà hát con sò - Sydney








CHÂM NGÔN SỐNG VÀ VIẾT

Tôi viết phê bình là để làm sáng giá và sang giá tác giả, tác phẩm văn học.

HOÀNG NGỌC HIẾN

Mỗi ngày gặp một người, họ là mảnh của thiên tài nhân loại. Hãy nhặt những chữ của đời mà viết nên trang.

CHẾ LAN VIÊN

Sở dĩ tôi nhìn được xa trông được rộng là bởi tôi đứng trên vai những người khổng lồ.

NIU TƠN