"Tôi trước tác là để phổ biến tâm thuật chứ không phải để kiếm danh lợi." THÁI DOÃN HIỂU

NÓI CHUYỆN VỀ CA TRÙ

Người đăng: THÁI DOÃN HIỂU Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

25-01-2010
MỜI DỰ BUỔI NÓI CHUYỆN VỀ CA TRÙ
THƯ MỜI

Nhân chuyến công tác tại TP. Hồ Chí Minh, tôi có buổi nói chuyện tại nhà riêng của Giáo sư Trần Văn Khê về chủ đề:

LỊCH SỬ VÀ VĂN CHƯƠNG CA TRÙ VIỆT NAM

nhằm chia sẻ với những người yêu mến nghệ thuật cổ truyền về lịch sử và nghệ thuật văn chương của Ca trù - bộ môn nghệ thuật vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới.


Thời gian: 19h30, Thứ Tư, ngày 27 tháng Giêng năm 2010.
Địa điểm: Nhà riêng GS. Trần Văn Khê, 32 Huỳnh Đình Hai,
Phường 24, Quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh.
Vào cửa tự do


Trân trọng kính mời các quý vị quan tâm đến dự.
Nguyễn Xuân Diện
.
***
*Buổi nói chuyện có sự hiện diện của GS Nguyễn Đăng Hưng, nhà biên khảo Nguyễn Quảng Tuân, TS Nguyễn Nhã và phu nhân, danh cầm Hải Phượng, Luật gia Hoàng Việt và phu nhân, các nhà nghiên cứu ở Học viện âm nhạc quốc gia TP Hồ Chí Minh, các nhà báo và các bạn sinh viên.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ GS TRẦN VĂN KHÊ


GS. Trần Văn Khê giới thiệu về Nguyễn Xuân Diện


Nguyễn Xuân Diện bắt đầu buổi thuyết trình bằng việc giới thiệu cuốn sách Lịch sử và Nghệ thuật Ca trù


Đào nương hát ca trù luôn giữ cho khóe miệng hình chữ "nhất"(-)


Thính giả ngồi chật kín căn phòng khách rộng của GS Trần Văn Khê


Nguyễn Xuân Diện nói chuyện say mê


THĂM NHÀ GS TRẦN VĂN KHÊ VÀ ĂN TỐI Ở NHÀ GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
Hôm nay, 24 tháng Giêng năm 2010, nhân chuyến công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi và Thạc sĩ Chu Tuyết Lan (cựu GĐ Thư viện Viện Hán Nôm) đã vinh dự được ghé thăm nhà riêng GS Trần Văn Khê. 14h15 máy bay hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, người bạn là GĐ doanh nghiệp Cao Lầu (Q. Thủ Đức) đã cho xe đón và đưa chúng tôi về khách sạn rồi đưa đến nhà GS Trần Văn Khê.
.

.
Ngôi nhà của GS Trần Văn Khê ở số 32 Huỳnh Đình Hai, Phường 24 quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh. Đây vốn là một biệt thự cũ, nằm trên khuôn viên 600 mét vuông, do chính quyền Thành phố tặng GS Trần Văn Khê - người đã cả đời cống hiến và quảng bá cho văn hóa và âm nhạc Việt Nam trên khắp thế giới.

GS Trần Văn Khê đã về ở tại đây từ năm 2005. Và ông cho biết, sau này khi ông qua đời, đây sẽ là nhà lưu niệm Trần Văn Khê, và là nơi mà những người yêu âm nhạc có thể đến đọc sách, nghe và xem tư liệu về văn hóa và âm nhạc mà GS đã đưa từ Pháp về sau cả một đời tích góp và sưu tập từ khắp nơi trên thế giới.


GS Trần Văn Khê và Nguyễn Xuân Diện


GS Trần Văn Khê và Thạc sĩ Chu Tuyết Lan

GS Trần Văn Khê nói với người giúp việc đưa chúng tôi đi thăm toàn bộ khu nhà: Thư viện sách báo, thư viện băng đĩa, bếp, phòng ăn và phòng tiếp khách - trưng bày nhạc cụ.


Phòng khách và trưng bày nhạc cụ


Phòng lưu trữ băng từ của GS Trần Văn Khê được bảo quản trong chế độ lạnh đặc biệt


Thư viện sách báo


Một giá sách nhỏ trong phòng riêng của GS Trần Văn Khê

Đúng như đã hò hẹn từ cả tuần nay, sau đó chúng tôi cùng đi taxi Mai Linh đến nhà GS Nguyễn Đăng Hưng để dùng bữa cơm tối, đàm đạo về văn chương và âm nhạc và tất nhiên sẽ cùng nhau đàn hát. Lúc ấy là 5h chiều.

GS Nguyễn Đăng Hưng là một nhà khoa học lớn, hiện công tác tại Vương Quốc Bỉ, được biết đến như một người đã dành toàn bộ tài năng và tâm huyết để cống hiến cho sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học cho đất nước. Tôi đã được nghe danh ông đã lâu, đã đọc các bài viết và trả lời PV của ông trên các báo chí, và cũng đã thưởng thức các tác phẩm âm nhạc của ông; nhưng đến hôm nay mới vinh dự được gặp ông tại thành phố mang tên Bác Hồ.


GS. Nguyễn Đăng Hưng đón khách. Cận cảnh: Nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu và Nguyễn Xuân Diện


GS. Nguyễn Đăng Hưng và Thạc sĩ Chu Tuyết Lan


GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Trần Văn Khê và Nguyễn Xuân Diện


GS. Nguyễn Đăng Hưng ôm đàn và hát các bài hát bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ông chơi đàn với phong cách của một nghệ sỹ thực thụ khiến tất cả mọi người đều hết sức ngạc nhiên.


Bữa cơm chiều trong nhà GS Nguyễn Đăng Hưng


GS Trần Văn Khê (89 tuổi) và GS Nguyễn Đăng Hưng (70 tuổi). Một người âm nhạc. Một người khoa học kỹ thuật. Một người nhẹ nhàng lịch lãm. Một người sôi nổi nồng nhiệt. Hai GS rất trân trọng và ngưỡng mộ sự nghiệp và nhân cách của nhau.


Từ phải sang: Bà Hoàng Liên và phu quân nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu, GS Khê và Thạc sĩ Chu Tuyết Lan
.
Sau khi GS Nguyễn Đăng Hưng hát các bài hát do GS sáng tác, là đến phần trình bày ca trù của Nguyễn Xuân Diện. GS. Trần Văn Khê nói về Ca trù và về "Chữ nhạc" của âm nhạc Việt Nam, về sự khác nhau giữa âm nhạc Việt Nam và Trung Quốc với minh họa sâu sắc và độc đáo. Nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu đọc bài thơ ông sáng tác bên mộ cụ Nguyễn Du. Sau cùng, đã hơn 10h đêm, Nguyễn Xuân Diện ngâm bài thơ Tạm biệt để cảm ơn thịnh tình của chủ nhà và từ biệt GS Nguyễn Đăng Hưng.
.
Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến Saigon, đã được đến thăm nhà hai GS danh tiếng của thế giới, đối với tôi là một vinh hạnh lớn lao. Và ngay trong lần đầu gặp mặt, GS Hưng đã mời cơm chiều và thưởng thức các tác phẩm âm nhạc của ông ngay trong căn nhà của ông với tình thân như đã quen nhau từ lâu, với tôi lại càng là một điều vô cùng may mắn và vinh hạnh.
.
Xe taxi Mai Linh lại đưa GS Trần Văn Khê về đến nhà lúc 11h. Cả lúc đi và về, GS Trần Văn Khê đều dành phần thanh toán tiền taxi bằng thẻ. Hãng taxi Mai Linh vì lòng trân trọng và ngưỡng mộ một nhà văn hóa lớn của đất nước đã tặng một chiếc thẻ để được phục vụ miễn phí GS Trần Văn Khê đi lại trong thành phố bất kỳ giờ giấc nào.
Tp Hồ Chí Minh đêm 24.1.2010

1 Responses to NÓI CHUYỆN VỀ CA TRÙ

  1. Hôm đó, Gs Thái Doãn Hiểu và phu nhân không tới dự, làm cho diễn giả thấy trống vắng đôi phần!

     

Đăng nhận xét

CHÂM NGÔN SỐNG VÀ VIẾT

Tôi viết phê bình là để làm sáng giá và sang giá tác giả, tác phẩm văn học.

HOÀNG NGỌC HIẾN

Mỗi ngày gặp một người, họ là mảnh của thiên tài nhân loại. Hãy nhặt những chữ của đời mà viết nên trang.

CHẾ LAN VIÊN

Sở dĩ tôi nhìn được xa trông được rộng là bởi tôi đứng trên vai những người khổng lồ.

NIU TƠN